Các Kinh sư, Biệt phái và Kì mục thường chất vấn Đức Kitô về vấn đề ai cho quyền Ngài giảng dậy. Đức Kitô tránh đụng chạm tranh cãi diện đối diện bởi điều này chỉ làm cho họ thêm bực dọc. Ngài chọn con đường êm dịu, bắt họ vừa phải chú tâm nghe, vừa phải suy nghĩ điều Ngài giảng dậy. Vì thế Ngài kể cho họ hai dụ ngôn. Tuần trước Ngài kể cho họ dụ ngôn người cha sai con đi làm vườn nho. Người con cả cãi cha 'Con không đi' sau đó anh ta hồi tâm đi làm theo í cha. Người con thứ đáp 'Thưa Ngài con đi' nhưng anh đổi í không đi. Ngài kết luận, các ông là người giảng dậy về Thiên Chúa nhưng từ chối sống theo điều các ông rao giảng. Tuần này Đức Kitô không giảng giải về vườn nho, nhưng nói về tá điền, những người có quyền coi sóc vườn nho thay mặt chủ. Chủ vườn nho gầy dựng vườn nho. Trước khi đi phương xa, ông trao cho tá điền chăm sóc. Điều này cho thấy chủ hoàn toàn tin tưởng tá điền, trao cả tài sản trong tay họ. Họ toàn quyền quyết định trong việc chăm sóc vườn nho. Tá điền lợi dụng lòng tin của chủ, lạm quyền. Họ hành hạ công nhân, đầy tớ, là những người vâng lệnh và phục vụ họ. Họ chửi người này, mắng người nọ, hành hạ, lớn tiếng với người kia. Đến mùa thu hoạch, chủ sai giai nhân đến thu hoạch. Tá điền đối xử tàn tệ với gia nhân.

Chủ vẫn thương, gởi nhóm giai nhân thứ hai đến. Nhóm này cũng bị hành hạ, xử tệ như nhóm trước. Vẫn chưa thất vọng, chủ gởi con mình đến với niềm tin họ đối xử tốt hơn với con mình. Không ngờ, khi thấy bóng dáng người con từ đàng xa đi đến, họ hùa nhau giết người con mong hưởng gia sản thừa tự của chủ. Đức Kitô hỏi họ, chủ sẽ làm gì với đám gia nhân bất nhẫn kia? Họ đáp,

'Ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho' Mat 21,41.

Lời kết án này có hai phần. Phần một là tru diệt bọn ác nhân; và phần hai là sa thải các tá điền thất đức, thay họ bằng các tá điền có lòng nhân đức. Khi trả lời câu trên, các Kinh Sư và Kì Mục vẫn chưa biết Đức Kitô nói về ai. Các ông hiểu rõ hơn khi Đức Kitô nói,

'Nước Thiên Chúa sẽ bị Ngài lấy đi trong tay các ông mà ban cho một dân biết làm cho nước ấy sinh hoa lợi' Mt 21,43.

Nghe câu này họ hiểu rõ Đức Kitô nói không ai khác hơn mà chính là Ngài nói về họ. Chủ vườn nho quá rộng lượng với tá điền. Ông áp dụng phần hai của lời họ kết tội, 'Cho tá điền khác làm vườn nho'. Chính chủ vườn nho nhận phần khó khăn nhất của lời họ kết án cho bản thân mình, bị họ 'Tru diệt, giết chết'. Chủ vườn nho tự nguyện nhận tội thay cho đám tá điền bất lương, chấp nhận lời họ kết án treo trên thập tự.

Thiên Chúa là chủ vườn nho. Vườn nho cũ là nhà Israel; vườn nho mới là những ai yêu mến và tin theo Đức Kitô. Tá điền là những ai Thiên Chúa trao trọng trách lãnh đạo dân Chúa. Gia nhân bao gồm các tiên tri và sứ giả Chúa sai đến. Một số những người này bị đối xử tàn tệ, xỉ vả và ngay cả bị giết cách dã man. Người con thừa tự đây không ai khác mà chính là Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Người bị chính lãnh đạo Đền Thờ cấu kết với quân bảo hộ Roma giết chết, treo trên thập tự, bên ngoài thành thánh Jerusalem.

'Hòn đá bị thợ xây loại bỏ lại trở nên tảng đá góc'. Đức Kitô nói câu này ám chỉ về Ngài, về cái chết đau thương Ngài sắp lãnh nhận. Sự chết và Phục Sinh vinh quang của Đức Kitô biến Ngài trở thành tảng đá góc của Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Tất cả những gì liên quan đến Đức Kitô đều được đổi mới trong Ngài, trong đó bao gồm cả tạo vật. Vườn nho mới bao gồm những ai quí mến, tin theo Đức Kitô, họ trở thành con người mới, dân tộc mới, dân Chúa chọn. Chúng ta không còn là dân ngoại nữa, bởi chúng ta tin theo Đức Kitô. Chúng ta trở thành môn đệ Đức Kitô và đồng hưởng nước trời Ngài ban cho.

Dụ ngôn nói về Con Thiên Chúa là Đức Kitô và môn đệ Ngài. Không phải ai cũng là môn đệ Đức Kitô. Ngài kêu gọi tất cả nhưng những ai đáp lại tiếng Ngài mời gọi mới trở thành môn đệ. Môn đệ yêu mến Thầy, tin theo Thầy Kitô là môn đệ chân chính. Môn đệ tin và không sống theo con đường Thầy Kitô hướng dẫn trở thành môn mệ môi mép, không có lòng thành tin theo. Yêu mến Thầy Kitô chính là cách sống sinh hoa tốt, trái ngon; Hoa trái tốt thể hin qua hành động bác ái, yêu thương, chia sẻ những gì mình có với tha nhân. Yêu mến Thiên Chúa bằng cách sống làm cho Danh Chúa được cả sáng hơn.

TiengChuong.org

Betrayal

Religious leaders are Chief priests, Scribes, and Elders, who have challenged Jesus' authority. Jesus knew that confronting them face-to- face would only irritate them more. He took a different approach which would make them listen tentatively, and think hard about what he said. He talked to them through a parable. Last week, he told the parable of the son whom the father asked to work in his vineyard. One answered 'No' but later on changed his mind and went; the other answered 'Yes', but didn't act. This week, Jesus doesn't talk about the vineyard, but the tenants. He talks about wealth and power: things that religious leaders loved, and that would make them listen with interest. He told the parable about the landlord, who set up a vineyard. Before going abroad, he entrusted it to the tenants. His absence implies that the landlord completely trusts his tenants. They have the freedom to do what is best for the vineyard. When the harvest time arrived, the landlord sent his servants to collect the product. Instead of honouring the lease, the tenants took advantage of their freedom, and maltreated the servants. In his kindness, the landlord sent the second group of tenants; they treated them in the same way. In his kindness, the landlord believes that the tenants would respect his son; he sent his son to them. Seeing the son, the tenants plan to kill the son in the hope of taking over his inheritance. Jesus ends the parable with a question, 'What will the landlord do to those tenants? They answered: 'He will bring those wretches to a wretched end and lease the vineyard to other tenants. 'Mt 21,41. Up to this point, the religious leaders believe that Jesus talks not about them but about someone. 'I tell you, then, that the kingdom of God will be taken from you and given to a people who will produce its fruit'. Hearing this they come to the realization that Jesus talked about them.

The tenants' verdict has two parts: a/ end the wretches, and b/ take the vineyard away from them. Instead of applying the whole verdict on the tenants. The landlord shows mercy to the tenants by applying only the second part upon them, 'Lease the vineyard to other tenants'. He took upon himself the hardest part, the first part of their verdict, by allowing them to crucify him on the cross.

God is the owner of the vineyard. The old vineyard is the house of Israel; the new vineyard is Jesus' followers. The tenants include all those in whom God entrusts a leadership role. The servants represent God's prophets and messengers who had been ill-treated by the tenants. The heir of God is no one else but Jesus himself, who the religious leaders and local powers had rejected and killed outside the Holy City.

'The stone rejected by the builders' refers to Jesus' own death. He was crucified outside the Holy City by the religious leaders and the Romans. His resurrection from death makes him, Jesus, the keystone of his Church, the new vineyard, with new tenants, and new people. Jesus becomes the new creation and everything that belongs to him becomes a new creation in him. We, the Gentiles, had been rejected, now are invited to be part of God's kingdom. The parable is about God whose only Son, Jesus, is with his people. Some choose to reject him; others choose to follow and love him. Loving him by means of producing good fruit, that is, to show care and love to others. Loving him by glorifying his name through acts of worship and acts of charity.