Các Giáo hội kêu gọi giảm leo thang ở Thánh địa sau cuộc tấn công của Hamas
Sau cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel của các chiến binh Hamas người Palestine, các Thượng phụ và những người đứng đầu các Giáo hội ở Jerusalem kêu gọi hãy chấm dứt ngay lập tức mọi bạo lực và các hoạt động quân sự, đồng thời nhắc lại rằng mọi sự đều sẽ bị hủy diệt vì chiến tranh.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Lời kêu gọi hết lòng của Đức Thánh Cha Phanxicô về hòa bình cho Thánh địa trong giờ Truyền tin vào Chúa nhật (8/10/2023) là một trong nhiều tiếng nói từ các Giáo hội trên khắp thế giới kêu gọi giảm leo thang ngay lập tức bạo lực gây ra vào ngày 7 tháng 10 bởi một cuộc tấn công của Hamas khiến Israel phải công bố lệnh chiến tranh chính thức (“Chiến dịch Swords of Iron”).
Số người chết tăng cao
Chiến dịch quân sự trên bộ, trên biển và trên không chưa từng có của tổ chức Hồi giáo Palestine (“Bão Al-Aqsa”), được coi là cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm nhất nhằm vào Israel trong lịch sử hiện đại của nước này, đã giết chết khoảng 700 người Israel, trong đó có nhiều dân thường, trong khi khoảng 100 người bị bắt làm con tin.
Số người Palestine thiệt mạng trong các cuộc tấn công trả đũa của Israel đã tăng lên hơn 400 người và hơn 2.750 người bị thương. Hàng chục nghìn người (70.000 theo UNRWA, cơ quan của Liên Hợp Quốc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người Palestine) ở Dải Gaza do Hamas kiểm soát đã phải rời bỏ nhà cửa của họ.
Các hoạt động quân sự gây tổn hại cho cả dân thường Palestine và Israel
Cùng với Tòa Thượng phụ Latinh tại Giêrusalem, đã kêu gọi duy trì Nguyên trạng tại tất cả các nơi Thánh ở Thánh địa, và đặc biệt là ở Giêrusalem, các Thượng phụ và Người đứng đầu các Giáo hội ở đất thánh đã cùng nhau kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức” mọi hoạt động bạo lực và quân sự gây tổn hại cho cả thường dân Palestine và Israel”.
Các nhà lãnh đạo các Giáo hội cũng bày tỏ tình liên đới với người dân trong khu vực, “những người đang phải chịu đựng những hậu quả tàn khốc của cuộc xung đột”.
Trong một tuyên bố được đưa ra sau chiến dịch “Bão Al-Aqsa”, các Giáo hội đã “lên án dứt khoát bất kỳ hành động nào nhắm vào dân thường, bất kể quốc tịch, sắc tộc hay tín ngưỡng của họ”, vì rằng “những hành động như vậy đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của nhân loại và lời dạy của Chúa Kitô, người đã kêu gọi chúng ta 'yêu người lân cận như chính mình'."
Những giải pháp lâu dài cho hòa bình ở Thánh Địa
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Jerusalem tiếp tục kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và chính quyền “tham gia vào cuộc đối thoại chân thành, tìm kiếm các giải pháp lâu dài nhằm thúc đẩy công lý, hòa bình và hòa giải cho người dân trong vùng, những người đã phải chịu đựng gánh nặng xung đột quá lâu”.
Họ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế “tăng gấp đôi nỗ lực để hòa giải tìm ra một giải đáp hòa bình công bằng và lâu dài ở Thánh địa, dựa trên quyền bình đẳng cho tất cả mọi người và tính hợp pháp quốc tế”.
Hội đồng Giáo hội Thế giới (WCC) cho hay: Bạo lực không thể mang lại hòa bình và công lý
Những lời này được lặp lại bởi Hội đồng Giáo hội Thế giới (WCC), tổ chức đã khẩn trương kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức bạo lực chết người này, phiến quân Hamas hãy ngừng các cuộc tấn công và yêu cầu cả đôi bên giảm leo thang chiến tranh!”
Linh mục Giáo sư Tiến sĩ Jerry Pillay, tổng thư ký WCC cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về nguy cơ xung đột leo thang giữa Israel và các nhóm vũ trang Palestine, cũng như những hậu quả thảm khốc khôn lường cho người dân trong khu vực – cả Israel lẫn Palestine – sau một thời kỳ căng thẳng và bạo lực leo thang ở Bờ Tây ngạn và Jerusalem.”
“Các cuộc tấn công hiện nay làm tăng thêm bạo lực; chứ không thể cung cấp một con đường nào dẫn đến hòa bình và công lý”, Pillay nói thêm, đồng thời kêu gọi tất cả các Giáo hội, thành viên của WCC tham gia cầu nguyện cho một nền hòa bình công bằng ở Thánh địa và “đoàn kết với tất cả những người bị ảnh hưởng và bị đe dọa bởi bạo lực”.
Đức Hồng Y Nichols: Bạo lực không bao giờ là giải pháp
Về phần mình, Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám mục Westminster và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales (CBCEW), đã nhắc lại rằng “Bạo lực không bao giờ là một giải pháp. Sự trừng phạt lẫn nhau không bao giờ là một sự đóng góp cho hòa bình."
Ngài mời gọi các tín hữu cầu nguyện hãy “để Chúa Thánh Thần mang lại hòa bình cho Thánh địa, cho tất cả những người đã thiệt mạng và trả tự do ngay lập tức cho những người bị bắt làm con tin, đặc biệt là cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé nhưng đầy năng động ở Thành phố Gaza, những người mà vào thời điểm này đang can đảm mở rộng nhà cửa tiếp đón những người xóm giềng của họ, cố gắng cung cấp nơi trú ẩn và hỗ trợ họ.”
Cha Romanelli (Gaza) cho hay: mọi thứ có thể mất vì chiến tranh
Cha Gabriel Romanelli, linh mục quản xứ của xứ Holy Family, giáo xứ Công Giáo duy nhất ở Gaza phục vụ cho khoảng 1.000 người Công Giáo, nói với cơ quan Fides rằng tâm lý phổ biến của người dân Gazawi là cảm giác không chắc chắn về những gì sắp xảy ra... về những gì đã xảy ra trong quá khứ, trong hoàn cảnh tương tự nhưng nghiêm trọng hơn.
Vị linh mục gốc Argentina cho hay: “Đối diện với tất cả những điều này, lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô XII trước khi Thế chiến thứ hai bùng liên nỉ ẩn hiện trong tâm trí chúng tôi: không có gì bị mất trong hòa bình, nhưng mọi thứ có thể bị mất trong chiến tranh”.
Sau cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel của các chiến binh Hamas người Palestine, các Thượng phụ và những người đứng đầu các Giáo hội ở Jerusalem kêu gọi hãy chấm dứt ngay lập tức mọi bạo lực và các hoạt động quân sự, đồng thời nhắc lại rằng mọi sự đều sẽ bị hủy diệt vì chiến tranh.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Lời kêu gọi hết lòng của Đức Thánh Cha Phanxicô về hòa bình cho Thánh địa trong giờ Truyền tin vào Chúa nhật (8/10/2023) là một trong nhiều tiếng nói từ các Giáo hội trên khắp thế giới kêu gọi giảm leo thang ngay lập tức bạo lực gây ra vào ngày 7 tháng 10 bởi một cuộc tấn công của Hamas khiến Israel phải công bố lệnh chiến tranh chính thức (“Chiến dịch Swords of Iron”).
Số người chết tăng cao
Chiến dịch quân sự trên bộ, trên biển và trên không chưa từng có của tổ chức Hồi giáo Palestine (“Bão Al-Aqsa”), được coi là cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm nhất nhằm vào Israel trong lịch sử hiện đại của nước này, đã giết chết khoảng 700 người Israel, trong đó có nhiều dân thường, trong khi khoảng 100 người bị bắt làm con tin.
Số người Palestine thiệt mạng trong các cuộc tấn công trả đũa của Israel đã tăng lên hơn 400 người và hơn 2.750 người bị thương. Hàng chục nghìn người (70.000 theo UNRWA, cơ quan của Liên Hợp Quốc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người Palestine) ở Dải Gaza do Hamas kiểm soát đã phải rời bỏ nhà cửa của họ.
Các hoạt động quân sự gây tổn hại cho cả dân thường Palestine và Israel
Cùng với Tòa Thượng phụ Latinh tại Giêrusalem, đã kêu gọi duy trì Nguyên trạng tại tất cả các nơi Thánh ở Thánh địa, và đặc biệt là ở Giêrusalem, các Thượng phụ và Người đứng đầu các Giáo hội ở đất thánh đã cùng nhau kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức” mọi hoạt động bạo lực và quân sự gây tổn hại cho cả thường dân Palestine và Israel”.
Các nhà lãnh đạo các Giáo hội cũng bày tỏ tình liên đới với người dân trong khu vực, “những người đang phải chịu đựng những hậu quả tàn khốc của cuộc xung đột”.
Trong một tuyên bố được đưa ra sau chiến dịch “Bão Al-Aqsa”, các Giáo hội đã “lên án dứt khoát bất kỳ hành động nào nhắm vào dân thường, bất kể quốc tịch, sắc tộc hay tín ngưỡng của họ”, vì rằng “những hành động như vậy đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của nhân loại và lời dạy của Chúa Kitô, người đã kêu gọi chúng ta 'yêu người lân cận như chính mình'."
Những giải pháp lâu dài cho hòa bình ở Thánh Địa
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Jerusalem tiếp tục kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và chính quyền “tham gia vào cuộc đối thoại chân thành, tìm kiếm các giải pháp lâu dài nhằm thúc đẩy công lý, hòa bình và hòa giải cho người dân trong vùng, những người đã phải chịu đựng gánh nặng xung đột quá lâu”.
Họ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế “tăng gấp đôi nỗ lực để hòa giải tìm ra một giải đáp hòa bình công bằng và lâu dài ở Thánh địa, dựa trên quyền bình đẳng cho tất cả mọi người và tính hợp pháp quốc tế”.
Hội đồng Giáo hội Thế giới (WCC) cho hay: Bạo lực không thể mang lại hòa bình và công lý
Những lời này được lặp lại bởi Hội đồng Giáo hội Thế giới (WCC), tổ chức đã khẩn trương kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức bạo lực chết người này, phiến quân Hamas hãy ngừng các cuộc tấn công và yêu cầu cả đôi bên giảm leo thang chiến tranh!”
Linh mục Giáo sư Tiến sĩ Jerry Pillay, tổng thư ký WCC cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về nguy cơ xung đột leo thang giữa Israel và các nhóm vũ trang Palestine, cũng như những hậu quả thảm khốc khôn lường cho người dân trong khu vực – cả Israel lẫn Palestine – sau một thời kỳ căng thẳng và bạo lực leo thang ở Bờ Tây ngạn và Jerusalem.”
“Các cuộc tấn công hiện nay làm tăng thêm bạo lực; chứ không thể cung cấp một con đường nào dẫn đến hòa bình và công lý”, Pillay nói thêm, đồng thời kêu gọi tất cả các Giáo hội, thành viên của WCC tham gia cầu nguyện cho một nền hòa bình công bằng ở Thánh địa và “đoàn kết với tất cả những người bị ảnh hưởng và bị đe dọa bởi bạo lực”.
Đức Hồng Y Nichols: Bạo lực không bao giờ là giải pháp
Về phần mình, Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám mục Westminster và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales (CBCEW), đã nhắc lại rằng “Bạo lực không bao giờ là một giải pháp. Sự trừng phạt lẫn nhau không bao giờ là một sự đóng góp cho hòa bình."
Ngài mời gọi các tín hữu cầu nguyện hãy “để Chúa Thánh Thần mang lại hòa bình cho Thánh địa, cho tất cả những người đã thiệt mạng và trả tự do ngay lập tức cho những người bị bắt làm con tin, đặc biệt là cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé nhưng đầy năng động ở Thành phố Gaza, những người mà vào thời điểm này đang can đảm mở rộng nhà cửa tiếp đón những người xóm giềng của họ, cố gắng cung cấp nơi trú ẩn và hỗ trợ họ.”
Cha Romanelli (Gaza) cho hay: mọi thứ có thể mất vì chiến tranh
Cha Gabriel Romanelli, linh mục quản xứ của xứ Holy Family, giáo xứ Công Giáo duy nhất ở Gaza phục vụ cho khoảng 1.000 người Công Giáo, nói với cơ quan Fides rằng tâm lý phổ biến của người dân Gazawi là cảm giác không chắc chắn về những gì sắp xảy ra... về những gì đã xảy ra trong quá khứ, trong hoàn cảnh tương tự nhưng nghiêm trọng hơn.
Vị linh mục gốc Argentina cho hay: “Đối diện với tất cả những điều này, lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô XII trước khi Thế chiến thứ hai bùng liên nỉ ẩn hiện trong tâm trí chúng tôi: không có gì bị mất trong hòa bình, nhưng mọi thứ có thể bị mất trong chiến tranh”.