Đức Thánh Cha Phanxicô điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden để thảo luận về hòa bình
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện cho Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden để trao đổi với tổng thống về những xung đột khác nhau và sự cần thiết phải xác định những đường hướng đưa tới hòa bình.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Chiều Chúa Nhật (22/10/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden.
Theo Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết cuộc nói chuyện kéo dài khoảng 20 phút.
Đức Thánh Cha và Tổng thống đã nói về “tình hình xung đột trên thế giới và sự cần thiết phải xác định những con đường dẫn đến hòa bình”.
Lời kêu gọi hòa bình
Trước đó vào trưa Chủ nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái kêu gọi hòa bình và các phe hãy kiềm chế trong cuộc chiến ở Thánh địa.
ĐTC nói: “Tôi rất lo lắng và đau buồn. Tôi cầu nguyện và gần gũi với tất cả những ai đang sầu khổ, các con tin, những người bị thương, các nạn nhân và gia đình họ.”
Ngài than thở về tình hình nhân đạo ngày càng tồi tệ ở giải Gaza và các vụ nổ tại bệnh viện Anh giáo và giáo xứ Chính thống Hy Lạp ở Gaza.
ĐTC nói: “Tôi nhắc lại lời kêu gọi mở ra các không gian, để viện trợ nhân đạo tiếp tục được đến nơi và để các con tin được giải thoát.”
ĐTC cũng nhắc lại cuộc chiến đang diễn ra ở "Ukraine như một cuộc tử vì đạo".
"Chiến tranh, bất kỳ cuộc chiến nào xảy ra trên thế giới – làm tôi nghĩ đến đất nước và người dân Ukraine đang bị tử đạo", Đức Thánh Cha tiếp tục, "Chiến tranh là một thất bại. Chiến tranh luôn là một thất bại, nó là sự hủy diệt tình huynh đệ nhân loại. Anh chị em ơi, hãy dừng lại! Dừng lại!"
Viện trợ nhỏ giọt vào Gaza
Tổng thống Biden đã có chuyến thăm ngắn ngày thứ Tư, 18/10/2023, tới Tel Aviv để tìm kiếm một thỏa thuận cho phép viện trợ nhân đạo từ Ai Cập được vào Gaza.
Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Israel sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel vào ngày 7/10, khiến ít nhất 1.400 người thiệt mạng.
Số lượng hỗ trợ nhân đạo dù hạn chế, nhưng đã bắt đầu được chuyển đến Gaza vào thứ Bảy, mặc dù Liên Hợp Quốc cho biết khoản viện trợ này như “một giọt nước trong đại dương trước nhu cầu quá to lớn ở Gaza”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện cho Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden để trao đổi với tổng thống về những xung đột khác nhau và sự cần thiết phải xác định những đường hướng đưa tới hòa bình.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Chiều Chúa Nhật (22/10/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden.
Theo Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết cuộc nói chuyện kéo dài khoảng 20 phút.
Đức Thánh Cha và Tổng thống đã nói về “tình hình xung đột trên thế giới và sự cần thiết phải xác định những con đường dẫn đến hòa bình”.
Lời kêu gọi hòa bình
Trước đó vào trưa Chủ nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái kêu gọi hòa bình và các phe hãy kiềm chế trong cuộc chiến ở Thánh địa.
ĐTC nói: “Tôi rất lo lắng và đau buồn. Tôi cầu nguyện và gần gũi với tất cả những ai đang sầu khổ, các con tin, những người bị thương, các nạn nhân và gia đình họ.”
Ngài than thở về tình hình nhân đạo ngày càng tồi tệ ở giải Gaza và các vụ nổ tại bệnh viện Anh giáo và giáo xứ Chính thống Hy Lạp ở Gaza.
ĐTC nói: “Tôi nhắc lại lời kêu gọi mở ra các không gian, để viện trợ nhân đạo tiếp tục được đến nơi và để các con tin được giải thoát.”
ĐTC cũng nhắc lại cuộc chiến đang diễn ra ở "Ukraine như một cuộc tử vì đạo".
"Chiến tranh, bất kỳ cuộc chiến nào xảy ra trên thế giới – làm tôi nghĩ đến đất nước và người dân Ukraine đang bị tử đạo", Đức Thánh Cha tiếp tục, "Chiến tranh là một thất bại. Chiến tranh luôn là một thất bại, nó là sự hủy diệt tình huynh đệ nhân loại. Anh chị em ơi, hãy dừng lại! Dừng lại!"
Viện trợ nhỏ giọt vào Gaza
Tổng thống Biden đã có chuyến thăm ngắn ngày thứ Tư, 18/10/2023, tới Tel Aviv để tìm kiếm một thỏa thuận cho phép viện trợ nhân đạo từ Ai Cập được vào Gaza.
Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Israel sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel vào ngày 7/10, khiến ít nhất 1.400 người thiệt mạng.
Số lượng hỗ trợ nhân đạo dù hạn chế, nhưng đã bắt đầu được chuyển đến Gaza vào thứ Bảy, mặc dù Liên Hợp Quốc cho biết khoản viện trợ này như “một giọt nước trong đại dương trước nhu cầu quá to lớn ở Gaza”.