Tình yêu Chúa và tha nhân là tâm điểm của Tuần lễ Cầu nguyện
Lấy cảm hứng từ dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm nay mời gọi chúng ta cầu nguyện cho tình yêu Chúa và tha nhân.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Trong hơn năm mươi năm, Giáo Hội Công Giáo đã cùng với các cộng đồng Kitô hữu khác thực hiện sáng kiến Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu (WCPU).
Hàng năm vào tháng Giêng – bắt đầu từ ngày 18 và kết thúc vào ngày lễ Thánh Phaolô trở lại, ngày 24 tháng Giêng – các giáo hội Kitô giáo và các cộng đoàn Giáo hội cử hành Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.
Tiếp theo sự thúc đẩy đại kết do Thánh Công đồng Vatican II đề xuất vào năm 1966, Văn phòng Cổ vũ Sự Hiệp nhất Kitô giáo đã phát triển thành Thánh Bộ cùng tên, bắt đầu làm việc với Ủy ban Đức tin và Trật tự của Hội đồng Giáo hội Thế giới để chuẩn bị các tài liệu cho Tuần Cầu nguyện hàng năm.
Chỉ vài năm sau, vào năm 1975, các cộng đồng đại kết địa phương lần đầu tiên được giao nhiệm vụ tìm kiếm các nguồn lực cho tuần lễ.
Chủ đề của Tuần Cầu nguyện năm nay là “Ngươi phải kính mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi… và yêu người lân cận như chính mình”, theo mẫu gương trong dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu. Các tài liệu cho Tuần lễ năm nay được chuẩn bị bởi một nhóm đại kết từ Burkina Faso, với sự hỗ trợ của Cộng đồng Chemin Neuf địa phương.
Một cộng đồng Kitô giáo bị bách hại
Đức ông Juan Usma Gomez, người đứng đầu Phân bộ phía Tây của Bộ Cổ võ Kitô giáo, cho biết: “Đây là một tuần mà chúng ta cầu nguyện cho cùng một mục đích, đó là sự hiệp nhất Kitô giáo, nhưng nó được truyền cảm hứng từ một cộng đồng, một cộng đồng địa phương”.
Nằm ở Tây Phi trong vùng Sahel, cộng đồng Kitô giáo Burkina Faso chiếm khoảng 20% dân số. Phần lớn Dân số khoảng 64%, theo đạo Hồi, trong khi khoảng 9% dân số theo các tôn giáo truyền thống châu Phi.
Đức Ông Usma Gomez nói: “Năm nay một cộng đồng Châu Phi, một cộng đoàn Kitô hữu bị bách hại, một cộng đoàn Kitô hữu thiểu số đang ở trong một tình trạng rất khó khăn”. “Burkina Faso đang trải qua một tình huống cực kỳ khó khăn trước những đàn áp, bạo lực và tình hình liên tôn rất phức tạp.”
Tuy nhiên, Đức ông nói: “Có lẽ điều quan trọng nhất là Cộng đồng thiểu số bị đàn áp này đang mời gọi chúng ta cầu nguyện cho tình yêu, yêu những người lân cận, và thương tất cả những người lân cận với chúng ta, được truyền cảm hứng từ câu chuyện Người Samaritanô nhân hậu.”
Theo bước chân của các Giáo phụ
Đức ông Usma Gomez giải thích rằng với việc lựa chọn câu chuyện trong Tin Mừng về Người Samaritanô nhân hậu, những người tổ chức “đang cố gắng truyền cảm hứng cho chúng ta bằng cách mang đến cho chúng ta không chỉ cách sống của người Châu Phi, cách tiếp cận lẫn nhau, mà còn cố gắng để kết nối với những suy tư của các Giáo Phụ.”
Đức ông tiếp tục, các Giáo phụ đã cống hiến “cho bạn ý tưởng về văn bản” bằng cách giải thích từng nhân vật đại diện cho ai. Chẳng hạn, người Samari đại diện cho Chúa Kitô; người đàn ông bị cướp và bỏ mặc cho đến chết đại diện cho “Adam” hay nhân loại; và quán trọ nơi nạn nhân được tiếp nhận đại diện cho Giáo hội, “Giáo hội cần đón nhận và trao ban sự chăm sóc yêu thương dành cho mọi người,” bất kể tôn giáo, dân tộc, chủng tộc hay cộng đồng nào.
Lấy cảm hứng từ dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm nay mời gọi chúng ta cầu nguyện cho tình yêu Chúa và tha nhân.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Trong hơn năm mươi năm, Giáo Hội Công Giáo đã cùng với các cộng đồng Kitô hữu khác thực hiện sáng kiến Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu (WCPU).
Hàng năm vào tháng Giêng – bắt đầu từ ngày 18 và kết thúc vào ngày lễ Thánh Phaolô trở lại, ngày 24 tháng Giêng – các giáo hội Kitô giáo và các cộng đoàn Giáo hội cử hành Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.
Tiếp theo sự thúc đẩy đại kết do Thánh Công đồng Vatican II đề xuất vào năm 1966, Văn phòng Cổ vũ Sự Hiệp nhất Kitô giáo đã phát triển thành Thánh Bộ cùng tên, bắt đầu làm việc với Ủy ban Đức tin và Trật tự của Hội đồng Giáo hội Thế giới để chuẩn bị các tài liệu cho Tuần Cầu nguyện hàng năm.
Chỉ vài năm sau, vào năm 1975, các cộng đồng đại kết địa phương lần đầu tiên được giao nhiệm vụ tìm kiếm các nguồn lực cho tuần lễ.
Chủ đề của Tuần Cầu nguyện năm nay là “Ngươi phải kính mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi… và yêu người lân cận như chính mình”, theo mẫu gương trong dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu. Các tài liệu cho Tuần lễ năm nay được chuẩn bị bởi một nhóm đại kết từ Burkina Faso, với sự hỗ trợ của Cộng đồng Chemin Neuf địa phương.
Một cộng đồng Kitô giáo bị bách hại
Đức ông Juan Usma Gomez, người đứng đầu Phân bộ phía Tây của Bộ Cổ võ Kitô giáo, cho biết: “Đây là một tuần mà chúng ta cầu nguyện cho cùng một mục đích, đó là sự hiệp nhất Kitô giáo, nhưng nó được truyền cảm hứng từ một cộng đồng, một cộng đồng địa phương”.
Nằm ở Tây Phi trong vùng Sahel, cộng đồng Kitô giáo Burkina Faso chiếm khoảng 20% dân số. Phần lớn Dân số khoảng 64%, theo đạo Hồi, trong khi khoảng 9% dân số theo các tôn giáo truyền thống châu Phi.
Đức Ông Usma Gomez nói: “Năm nay một cộng đồng Châu Phi, một cộng đoàn Kitô hữu bị bách hại, một cộng đoàn Kitô hữu thiểu số đang ở trong một tình trạng rất khó khăn”. “Burkina Faso đang trải qua một tình huống cực kỳ khó khăn trước những đàn áp, bạo lực và tình hình liên tôn rất phức tạp.”
Tuy nhiên, Đức ông nói: “Có lẽ điều quan trọng nhất là Cộng đồng thiểu số bị đàn áp này đang mời gọi chúng ta cầu nguyện cho tình yêu, yêu những người lân cận, và thương tất cả những người lân cận với chúng ta, được truyền cảm hứng từ câu chuyện Người Samaritanô nhân hậu.”
Theo bước chân của các Giáo phụ
Đức ông Usma Gomez giải thích rằng với việc lựa chọn câu chuyện trong Tin Mừng về Người Samaritanô nhân hậu, những người tổ chức “đang cố gắng truyền cảm hứng cho chúng ta bằng cách mang đến cho chúng ta không chỉ cách sống của người Châu Phi, cách tiếp cận lẫn nhau, mà còn cố gắng để kết nối với những suy tư của các Giáo Phụ.”
Đức ông tiếp tục, các Giáo phụ đã cống hiến “cho bạn ý tưởng về văn bản” bằng cách giải thích từng nhân vật đại diện cho ai. Chẳng hạn, người Samari đại diện cho Chúa Kitô; người đàn ông bị cướp và bỏ mặc cho đến chết đại diện cho “Adam” hay nhân loại; và quán trọ nơi nạn nhân được tiếp nhận đại diện cho Giáo hội, “Giáo hội cần đón nhận và trao ban sự chăm sóc yêu thương dành cho mọi người,” bất kể tôn giáo, dân tộc, chủng tộc hay cộng đồng nào.