"Mỗi Thánh Lễ hiện tại hóa Hy Lễ Cứu Chuộc của Chúa Kitô"
CASTEL GANDOLFO (Zenit.org).- Bài huấn dụ của Đức Biển Đức XVI trình bày hôm nay lúc đọc Kinh Truyền Tin Trưa, với những đoàn người tập hợp tại nhà nghỉ hè giáo hoàng.
* * *
Anh chị em thân mến!
Thứ Tư tới đây, 14/9 chúng ta cử hành lễ phụng vụ Suy Tôn Thánh Giá. Trong năm dâng kính Thánh Thể, lễ này có một ý nghĩa đặc biệt: mời chúng ta suy gẫm về mối giây sâu xa và không thể tách rời mà nó nối kết sự cử hành Thánh thể với mầu nhiệm thánh giá. Trên thực tế, mỗi Thánh Lễ, hiện tại hóa hy lễ cứu chuộc của Chúa Kitô. Nghĩ tới núi Golgotha và tới "giờ" chết trên thánh giá--Đức Gioan Phaolô II thân yêu đã viết trong thông điệp "Ecclesia de Eucharistia," mỗi linh mục đang cử hành Thánh Lễ, cùng với cộng đồng Kitô hữu tham gia Thánh Lễ" (Số 4).
Do đó Thánh Thể là sự kính nhớ toàn diện mầu nhiệm phục sinh: sư thương khó, sự chết, sự xuống ngục tổ tông, sự sống lại và lên trời, và thánh giá là sự bày tỏ hữu hình của hành vi vô cùng thương yêu, với tình yêu đó Con Thiên Chúa đã cứu con người và thế giới thoát khỏi sự tội và sự chết. Vì lẽ ấy, dấu thánh giá là cử chỉ cơ bản của sự cầu nguyện của người Kitô hữu. Làm dấu thánh giá là nói lên một tiếng vâng công khai cho đấng đã chết cho chúng ta và đã sống lại, cho Thiên Chúa đấng trong sự khiêm tốn và yếu đuối của tình yêu của Người, là vạn năng, mạnh hơn tất cả quyền năng và trí hiểu của thế giới.
Sau khi truyền phép, cộng đồng tín hữu, ý thức mình đang ở trong sự hiện diện của Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, tung hô như vầy: " Lạy Chúa Giêsu, chúng con loan truyền sự chết của Chúa, cho đến khi Chúa ngự đến trong vinh quang." Với con mắt đức tin cộng đồng nhìn biết Chúa Giêsu sống với những dấu sự thương khó của Người và, với Thomas, đầy kinh ngạc, có thể lập lại: "Lạy Chúa tôi, lạy Chúa Trời tôi!" (Ga 20:28). Như thánh giá, Thánh Thể là mầu nhiệm của sự chết và vinh quang, mầu nhiệm đó không phải là một việc xảy ra thoáng qua, nhưng là một sự quá độ qua đó Chúa Kitô đi vào vinh quang của Người (x. Lc 24:26) và giao hoà toàn thể nhân loại bằng cách chiến thắng mọi sự thù địch. Vì lẽ này phụng vụ mời chúng ta cầu nguyện với niềm cậy trông tin tưởng: "Lạy Chúa, hãy ở lại với chúng con! " Xin ở lại với chúng con, Chúa là đấng đã dùng thánh giá mà cứu chuộc thế giới!
Đức Maria, hiện diện trên núi Canvê dưới chân thánh giá, cũng hiện diện với Giáo Hội và với tư cách là Mẹ Giáo Hội, trong mỗi cử hành Thánh Thể của chúng ta (x. "Ecclesia de Eucharistia,"" (Số 57). Vì lẽ này, không ai hơn Mẹ có thể dạy chúng ta hiểu và sống với đức tin Thánh Lễ bằng cách kết hiệp chúng ta với hy lễ cứu chuộc của Chúa Kitô. Khi chúng ta Rước Lễ chúng ta cũng, như Đúc Maria và kết hiệp với Mẹ, ôm cây gỗ, mà Chúa Giêsu với tình yêu của Người đã biến thành khí cụ cứu rỗi, và đọc tiếng "Amen" của chúng ta, tiếng :"vâng" của chúng ta cho Tình Yêu bị đóng đinh và phục sinh.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Thứ Tư tới, tại Hội-Đồng-Liên-Hiệp-Quốc ở New York, sẽ bắt đầu hội nghị thượng đỉnh các vị nguyện thủ quốc gia và chính phủ, để bàn về những chủ đề quan trọng liên quan tới hoà bình thế giới, tôn trọng nhân quyền, cổ võ sự phát triển và sự tăng cường của Liên Hiệp Quốc. Như thường lệ Toà thánh cũng được mời, và Hồng Y Angelo Sodano, quốc vụ khanh sẽ đại diện tôi.
Sự hy vọng nồng nhiệt của tôi là các nhà lãnh đạo chính trị tập họp ở đó sẽ tìm ra những giải pháp thích đáng hầu hoàn thành những mục tiêu lớn đã ấn định trước, trong một tinh thần hoà thuận và liên đới quãng đại. Cách riêng, tôi mong muốn các ngài thành công trong việc thực hiện những biện pháp cụ thể hũu hiệu để đáp ứng những vấn đề cấp bách nhất được đặt ra do sự nghèo tột độ, bịnh họan và đói khổ
Sau đó Đức Giáo Hoàng chào những người hành hương trong niều thứ tiếng, Trong tiếng Anh ngài nói:
Tôi gởi một lời chào nồng nhiệt tới tất cả những khách thăm viếng nói tiếng Anh hiện diện trong Kinh Truyền Tin. Hôm nay, ngày 11/9, chúng ta nhớ tới những nạn nhân của nạn khủng bố bạo tàn trên khắp thế giới. Xin Thiên Chúa linh hứng những người nam và nữ thiện chí từ bỏ hận thù và xây dựng một thế giới công lý, liên đới và hòa bình.
CASTEL GANDOLFO (Zenit.org).- Bài huấn dụ của Đức Biển Đức XVI trình bày hôm nay lúc đọc Kinh Truyền Tin Trưa, với những đoàn người tập hợp tại nhà nghỉ hè giáo hoàng.
* * *
Anh chị em thân mến!
Thứ Tư tới đây, 14/9 chúng ta cử hành lễ phụng vụ Suy Tôn Thánh Giá. Trong năm dâng kính Thánh Thể, lễ này có một ý nghĩa đặc biệt: mời chúng ta suy gẫm về mối giây sâu xa và không thể tách rời mà nó nối kết sự cử hành Thánh thể với mầu nhiệm thánh giá. Trên thực tế, mỗi Thánh Lễ, hiện tại hóa hy lễ cứu chuộc của Chúa Kitô. Nghĩ tới núi Golgotha và tới "giờ" chết trên thánh giá--Đức Gioan Phaolô II thân yêu đã viết trong thông điệp "Ecclesia de Eucharistia," mỗi linh mục đang cử hành Thánh Lễ, cùng với cộng đồng Kitô hữu tham gia Thánh Lễ" (Số 4).
Do đó Thánh Thể là sự kính nhớ toàn diện mầu nhiệm phục sinh: sư thương khó, sự chết, sự xuống ngục tổ tông, sự sống lại và lên trời, và thánh giá là sự bày tỏ hữu hình của hành vi vô cùng thương yêu, với tình yêu đó Con Thiên Chúa đã cứu con người và thế giới thoát khỏi sự tội và sự chết. Vì lẽ ấy, dấu thánh giá là cử chỉ cơ bản của sự cầu nguyện của người Kitô hữu. Làm dấu thánh giá là nói lên một tiếng vâng công khai cho đấng đã chết cho chúng ta và đã sống lại, cho Thiên Chúa đấng trong sự khiêm tốn và yếu đuối của tình yêu của Người, là vạn năng, mạnh hơn tất cả quyền năng và trí hiểu của thế giới.
Sau khi truyền phép, cộng đồng tín hữu, ý thức mình đang ở trong sự hiện diện của Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, tung hô như vầy: " Lạy Chúa Giêsu, chúng con loan truyền sự chết của Chúa, cho đến khi Chúa ngự đến trong vinh quang." Với con mắt đức tin cộng đồng nhìn biết Chúa Giêsu sống với những dấu sự thương khó của Người và, với Thomas, đầy kinh ngạc, có thể lập lại: "Lạy Chúa tôi, lạy Chúa Trời tôi!" (Ga 20:28). Như thánh giá, Thánh Thể là mầu nhiệm của sự chết và vinh quang, mầu nhiệm đó không phải là một việc xảy ra thoáng qua, nhưng là một sự quá độ qua đó Chúa Kitô đi vào vinh quang của Người (x. Lc 24:26) và giao hoà toàn thể nhân loại bằng cách chiến thắng mọi sự thù địch. Vì lẽ này phụng vụ mời chúng ta cầu nguyện với niềm cậy trông tin tưởng: "Lạy Chúa, hãy ở lại với chúng con! " Xin ở lại với chúng con, Chúa là đấng đã dùng thánh giá mà cứu chuộc thế giới!
Đức Maria, hiện diện trên núi Canvê dưới chân thánh giá, cũng hiện diện với Giáo Hội và với tư cách là Mẹ Giáo Hội, trong mỗi cử hành Thánh Thể của chúng ta (x. "Ecclesia de Eucharistia,"" (Số 57). Vì lẽ này, không ai hơn Mẹ có thể dạy chúng ta hiểu và sống với đức tin Thánh Lễ bằng cách kết hiệp chúng ta với hy lễ cứu chuộc của Chúa Kitô. Khi chúng ta Rước Lễ chúng ta cũng, như Đúc Maria và kết hiệp với Mẹ, ôm cây gỗ, mà Chúa Giêsu với tình yêu của Người đã biến thành khí cụ cứu rỗi, và đọc tiếng "Amen" của chúng ta, tiếng :"vâng" của chúng ta cho Tình Yêu bị đóng đinh và phục sinh.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Thứ Tư tới, tại Hội-Đồng-Liên-Hiệp-Quốc ở New York, sẽ bắt đầu hội nghị thượng đỉnh các vị nguyện thủ quốc gia và chính phủ, để bàn về những chủ đề quan trọng liên quan tới hoà bình thế giới, tôn trọng nhân quyền, cổ võ sự phát triển và sự tăng cường của Liên Hiệp Quốc. Như thường lệ Toà thánh cũng được mời, và Hồng Y Angelo Sodano, quốc vụ khanh sẽ đại diện tôi.
Sự hy vọng nồng nhiệt của tôi là các nhà lãnh đạo chính trị tập họp ở đó sẽ tìm ra những giải pháp thích đáng hầu hoàn thành những mục tiêu lớn đã ấn định trước, trong một tinh thần hoà thuận và liên đới quãng đại. Cách riêng, tôi mong muốn các ngài thành công trong việc thực hiện những biện pháp cụ thể hũu hiệu để đáp ứng những vấn đề cấp bách nhất được đặt ra do sự nghèo tột độ, bịnh họan và đói khổ
Sau đó Đức Giáo Hoàng chào những người hành hương trong niều thứ tiếng, Trong tiếng Anh ngài nói:
Tôi gởi một lời chào nồng nhiệt tới tất cả những khách thăm viếng nói tiếng Anh hiện diện trong Kinh Truyền Tin. Hôm nay, ngày 11/9, chúng ta nhớ tới những nạn nhân của nạn khủng bố bạo tàn trên khắp thế giới. Xin Thiên Chúa linh hứng những người nam và nữ thiện chí từ bỏ hận thù và xây dựng một thế giới công lý, liên đới và hòa bình.