Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, Đức Hồng Y Jose Saraiva Martins, tổng trưởng Bộ Phong Thánh, nói rằng cũng như nhiều người trên thế giới, Tòa Thánh hy vọng việc phong Chân Phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ mau chóng xảy ra nhưng đàng khác tiến trình bình thường cũng phải được tuân giữ nghiêm nhặt.
Trong những ngày gần kề lễ giỗ 3 năm Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Saraiva nhắc lại rằng: “Tất cả chúng ta đều nhớ rõ là trong thánh lễ an táng Đức Giáo Hoàng Wojtyla, dân chúng đã hô vang ‘Santo subito!’ (phong thánh ngay). Những lời hô đó tại quảng trường Thánh Phêrô biểu hiện điều dân chúng suy nghĩ. Điều đó nghĩa là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thật sự đã có một tiếng tăm thánh thiện giữa các tín hữu. Và chúng ta biết rằng đó là một điều kiện thiết yếu cho tiến trình phong thánh”.
“Nếu một tiếng tăm thánh thiện như thế không tồn tại, tiến trình phong thánh đã không thể bắt đầu”. Đức Hồng Y giải thích như trên trong khi nhấn mạnh tiến trình phong thánh phải đi qua nhiều giai đoạn.
“Mỗi tiến trình phong thánh gồm 2 giai đoạn cơ bản. Giai đoạn một là tại cấp giáo phận – địa phương và giai đọan thứ hai mà chúng ta thường gọi là giai đoạn tại ‘Rôma’. Giai đoạn giáo phận đã kết thúc ngày 2/4 năm ngoái. Một khi giai đoạn giáo phận xong thì liền đó giai đoạn Rôma bắt đầu ngay không chần chờ chút nào với việc các viên chức giáo phận trao các tài liệu thu thập được cho bộ của tôi”.
“Một khi nhận được tài liệu này, chúng tôi lập tức phê chuẩn một cáo thỉnh viên cho giai đoạn Rôma. Đó chính là vị cáo thỉnh viên ở cấp giáo phận. Chúng tôi cũng chỉ định một liên lạc viên, người được hướng dẫn bởi vị cáo thỉnh viên, để gom lại thành tài liệu gọi là ‘positio’, một hợp tuyển của những tài liệu đã được tổ chức có hệ thống và có quan hệ hữu cơ với nhau. ‘positio’ này sẽ được in ra và được nghiên cứu bởi các cơ quan hữu quan trong bộ”.
Đức Hồng Y Saraiva nói thêm: “Vị cáo thỉnh viên trong án phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang sơ thảo ‘positio’”. Ngài lưu ý rằng những tài liệu liên quan có thể gồm nhiều phần “Nó không tùy thuộc vào bộ chúng tôi mà tùy thuộc vị cáo thỉnh viên này cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc của mình. Tôi không biết là bao nhiêu tháng nữa hay một năm nữa. Tôi không biết và có lẽ chính ngài cũng không biết luôn”.
“Nhưng mà điều tôi có thể bảo đảm với anh chị em là một khi chúng tôi nhận được ‘positio’ này, chúng tôi lập tức nghiên cứu ngay không chần chờ gì cả. Vì bộ chúng tôi nhất định là muốn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tôn kính trên bàn thờ sớm hết sức có thể và sớm được gọi là ‘Chân Phước’ để đáp lại những tiếng kêu tại quảng trường Thánh Phêrô ‘phong thánh ngay’”
Tưởng cũng nên nhắc lại, tảng sáng ngày 2/4/2007, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakôvia và khoảng 40 linh mục đã cử hành lễ giỗ hai năm Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua đời bên trong hầm mộ của ngài. Trong khi đó, bên ngoài đền thờ thánh Phêrô hàng dài người đã xếp hàng để chờ đến lượt vào kính viếng mộ phần Đức Cố Giáo Hoàng.
Trưa ngày 2/4, giáo phận Rôma đã chính thức hoàn tất việc điều tra ở cấp giáo phận về cuộc đời, các nhân đức và danh thơm tiếng tốt của vị Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II trong một nghi lễ long trọng diễn ra tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô. Việc kết thúc cuộc điều tra cấp giáo phận này là bước đầu trong tiến trình phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Khi công bố việc kết thúc điều tra ở cấp giáo phận, Đức Hồng Y Camillo Ruini, Giám Quản giáo phận Rôma thay cho Đức Thánh Cha đã suy tư về những phẩm chất tinh thần cao cả của Đức Gioan Phaolô II: “Ở buổi đầu, ở trung tâm, và ở đỉnh cao của hình ảnh này chúng ta không thể không đề cập đến quan hệ mật thiết với Thiên Chúa của Đức Karol Wojtyla, một mối quan hệ đã rất mạnh mẽ, đằm thắm và sâu xa từ thời niên thiếu, và không ngừng phát triển và lớn mạnh, sản sinh nhiều hoa trái trong mọi chiều kích cuộc đời của ngài”.
“Ở đây, chúng ta đứng trước một Mầu Nhiệm. Trước hết, mầu nhiệm của tình yêu đặc biệt trong đó Chúa Cha đã yêu thương cậu trẻ Ba Lan này, kết hiệp cậu trẻ với chính Ngài và rồi duy trì sự kết hiệp này; không phải để cứu cậu thoát khỏi những thử thách của cuộc đời – trái lại, kết hiệp cậu mãi mãi và mới mẻ với thánh giá của Con Ngài – đồng thời ban cho cậu ơn can đảm để yêu mến thánh giá, và một trí tuệ tinh thần để thấy, qua thánh giá, thiên nhan của Cha”.
“Trong niềm xác tín mình được Thiên Chúa yêu thương và trong niềm vui đáp trả tình yêu này, Karol Wojtyla tìm thấy ý nghĩa, sự nhất quán và mục đích của đời mình. Những ai đã biết ngài, gần gũi hay chỉ từ xa, đều bị đánh động bởi sự phong phú về nhân bản, bởi sự hoàn chỉnh nơi con người của ngài. Nhưng sự kiện này còn rạng rỡ và quan trọng hơn, đó là sự hoàn chỉnh của nhân tính này, tối hậu, trùng hợp với quan hệ của ngài với Thiên Chúa, nói cách khác, với sự thánh thiện của ngài”.
Việc điều tra ở cấp giáo phận đã bắt đầu bằng thánh lễ cử hành tại cùng đền thờ này vào ngày 28/6/2005, chưa đầy 3 tháng sau khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời nhờ Đức Thánh Cha Bênêđíctô chước cho thông lệ phải chờ 5 năm sau cái chết của một vị Tôi Tớ Chúa.
Thánh lễ bên trong hầm mộ Đức Gioan Phaolô II |
Xếp hàng kính viếng Đức Gioan Phaolô II ngày 2/4/2007 |
Sơ Marie Simon-Pierre người được ơn lạ |
“Nếu một tiếng tăm thánh thiện như thế không tồn tại, tiến trình phong thánh đã không thể bắt đầu”. Đức Hồng Y giải thích như trên trong khi nhấn mạnh tiến trình phong thánh phải đi qua nhiều giai đoạn.
“Mỗi tiến trình phong thánh gồm 2 giai đoạn cơ bản. Giai đoạn một là tại cấp giáo phận – địa phương và giai đọan thứ hai mà chúng ta thường gọi là giai đoạn tại ‘Rôma’. Giai đoạn giáo phận đã kết thúc ngày 2/4 năm ngoái. Một khi giai đoạn giáo phận xong thì liền đó giai đoạn Rôma bắt đầu ngay không chần chờ chút nào với việc các viên chức giáo phận trao các tài liệu thu thập được cho bộ của tôi”.
“Một khi nhận được tài liệu này, chúng tôi lập tức phê chuẩn một cáo thỉnh viên cho giai đoạn Rôma. Đó chính là vị cáo thỉnh viên ở cấp giáo phận. Chúng tôi cũng chỉ định một liên lạc viên, người được hướng dẫn bởi vị cáo thỉnh viên, để gom lại thành tài liệu gọi là ‘positio’, một hợp tuyển của những tài liệu đã được tổ chức có hệ thống và có quan hệ hữu cơ với nhau. ‘positio’ này sẽ được in ra và được nghiên cứu bởi các cơ quan hữu quan trong bộ”.
Đức Hồng Y Saraiva nói thêm: “Vị cáo thỉnh viên trong án phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang sơ thảo ‘positio’”. Ngài lưu ý rằng những tài liệu liên quan có thể gồm nhiều phần “Nó không tùy thuộc vào bộ chúng tôi mà tùy thuộc vị cáo thỉnh viên này cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc của mình. Tôi không biết là bao nhiêu tháng nữa hay một năm nữa. Tôi không biết và có lẽ chính ngài cũng không biết luôn”.
“Nhưng mà điều tôi có thể bảo đảm với anh chị em là một khi chúng tôi nhận được ‘positio’ này, chúng tôi lập tức nghiên cứu ngay không chần chờ gì cả. Vì bộ chúng tôi nhất định là muốn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tôn kính trên bàn thờ sớm hết sức có thể và sớm được gọi là ‘Chân Phước’ để đáp lại những tiếng kêu tại quảng trường Thánh Phêrô ‘phong thánh ngay’”
Tưởng cũng nên nhắc lại, tảng sáng ngày 2/4/2007, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakôvia và khoảng 40 linh mục đã cử hành lễ giỗ hai năm Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua đời bên trong hầm mộ của ngài. Trong khi đó, bên ngoài đền thờ thánh Phêrô hàng dài người đã xếp hàng để chờ đến lượt vào kính viếng mộ phần Đức Cố Giáo Hoàng.
Trưa ngày 2/4, giáo phận Rôma đã chính thức hoàn tất việc điều tra ở cấp giáo phận về cuộc đời, các nhân đức và danh thơm tiếng tốt của vị Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II trong một nghi lễ long trọng diễn ra tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô. Việc kết thúc cuộc điều tra cấp giáo phận này là bước đầu trong tiến trình phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Khi công bố việc kết thúc điều tra ở cấp giáo phận, Đức Hồng Y Camillo Ruini, Giám Quản giáo phận Rôma thay cho Đức Thánh Cha đã suy tư về những phẩm chất tinh thần cao cả của Đức Gioan Phaolô II: “Ở buổi đầu, ở trung tâm, và ở đỉnh cao của hình ảnh này chúng ta không thể không đề cập đến quan hệ mật thiết với Thiên Chúa của Đức Karol Wojtyla, một mối quan hệ đã rất mạnh mẽ, đằm thắm và sâu xa từ thời niên thiếu, và không ngừng phát triển và lớn mạnh, sản sinh nhiều hoa trái trong mọi chiều kích cuộc đời của ngài”.
“Ở đây, chúng ta đứng trước một Mầu Nhiệm. Trước hết, mầu nhiệm của tình yêu đặc biệt trong đó Chúa Cha đã yêu thương cậu trẻ Ba Lan này, kết hiệp cậu trẻ với chính Ngài và rồi duy trì sự kết hiệp này; không phải để cứu cậu thoát khỏi những thử thách của cuộc đời – trái lại, kết hiệp cậu mãi mãi và mới mẻ với thánh giá của Con Ngài – đồng thời ban cho cậu ơn can đảm để yêu mến thánh giá, và một trí tuệ tinh thần để thấy, qua thánh giá, thiên nhan của Cha”.
“Trong niềm xác tín mình được Thiên Chúa yêu thương và trong niềm vui đáp trả tình yêu này, Karol Wojtyla tìm thấy ý nghĩa, sự nhất quán và mục đích của đời mình. Những ai đã biết ngài, gần gũi hay chỉ từ xa, đều bị đánh động bởi sự phong phú về nhân bản, bởi sự hoàn chỉnh nơi con người của ngài. Nhưng sự kiện này còn rạng rỡ và quan trọng hơn, đó là sự hoàn chỉnh của nhân tính này, tối hậu, trùng hợp với quan hệ của ngài với Thiên Chúa, nói cách khác, với sự thánh thiện của ngài”.
Việc điều tra ở cấp giáo phận đã bắt đầu bằng thánh lễ cử hành tại cùng đền thờ này vào ngày 28/6/2005, chưa đầy 3 tháng sau khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời nhờ Đức Thánh Cha Bênêđíctô chước cho thông lệ phải chờ 5 năm sau cái chết của một vị Tôi Tớ Chúa.