Vatican - Sáng thứ tư 2-4-2008 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cử hành thánh lễ trước thềm đền thờ thánh Phêrô nhân lễ giỗ 3 năm của vị tôi tớ Chúa Đức Gioan Phaolô II.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có khoảng 30 Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia, nguyên Bí thư của Đức Gioan Phaolô II. Cùng với hàng chục Tổng Giám Mục và Giám Mục, đã có hơn 50 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự thánh lễ.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người nâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho Giáo Hội người tôi tớ trung thành và can đảm là Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài cũng mời gọi mọi người chúc tụng Đức Trinh Nữ Maria vì đã liên lỉ che chở con người và sứ vụ của Đức Gioan Phaolô II vì ích lợi của dân Chúa và toàn nhân loại. Gợi lại biến cố Đức Gioan Phaolô II qua đời cách đây 3 năm Đức Thánh Cha nói:
Ngày mùng 2 tháng 4 đã in sâu trong ký ức của Giáo Hội như là ngày ra đi khỏi thế giới này của vị tôi tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chúng ta xúc động sống lại các giờ phút của chiều thứ bẩy ấy, khi tin người qua đời được một đám đông lớn tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô để cầu nguyện tiếp nhận. Trong nhiều ngày đền thờ và quảng trường thánh Phêrô đã thực sự trở thành con tim của thế giới. Một dòng sông tín hữu hành hương liên tục đến kính viếng thi hài của vị Giáo Hoàng đáng kính, và lễ nghi an táng đã ghi dấu chứng tá cuối cùng của sự kính trọng và lòng qúy mến mà người đã chinh phục được trong tâm lòng của biết bao nhiêu tín hữu và con người thuộc mọi phần đất trên thế giới này.
Cũng như cách đây ba năm hôm nay con tim của Giáo Hội vẫn còn chìm sâu trong mầu nhiệm phục sinh của Chúa. Và chúng ta có thể đọc tất cả cuộc sống của Vị Tiền Nhiệm qúy yêu của tôi, đặc biệt là sứ vụ Phêrô của người, trong dấu chỉ của Chúa Kitô Phục Sinh. Người đã nuôi dưỡng một lòng tin ngoại thường nơi Chúa Phục Sinh và đặc biệt thân tình liên lỉ đàm đạo với Chúa. Trong biết bao nhiêu đức tính nhân bản và siêu nhiên Đức Gioan Phaolô II đặc biệt có sự nhậy cảm thiêng liêng và thần bí: chỉ cần nhìn người cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ để thấy người hoàn toàn chìm đắm trong mầu nhiệm của Chúa như thế nào. Thánh Lễ là trung tâm của mỗi ngày sống và toàn cuộc đời người. Thực tại ”sống động và thánh thiện” của Bí tích Thánh Thể trao ban cho người nghị lực tinh thần để hướng dẫn Dân Chúa trên con đường lịch sử.
Đức Gioan Phaolô II đã tắt thở ngày áp Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh... Triều đại của người, cuộc sống của người cùng với biết bao nhiêu thời điểm khác xem ra là một dấu chỉ và một chứng tá của sự Phục Sinh của Chúa Kitô. Sự năng động phục sinh biến cuộc sống của Đức Gioan Phaolô II trở thành một câu trả lời hoàn toàn cho lời mời gọi của Chúa, không thể được diễn tả mà không có sự tham dự vào các khổ đau và cái chết của Thầy Chí Thánh và Đấng Cứu Thế. Thánh Phaolô khẳng định rằng: ”Đây là lời đáng tin cậy: Nếu chúng ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người” (2 Tm 2,11-12). Ngay từ ngày còn bé Karol Wojtyla đã sống thực tại của các lời này, khi gặp gỡ thập giá trên đường đi của mình, trong gia đình và nơi dân tộc mình. Người đã quyết định cùng Chúa Giêsu vác thập giá và theo chân Chúa. Người đã muốn là tôi tớ trung thành của Chúa cho tới chấp nhận ơn gọi linh mục như ơn thánh và sự dấn thân suốt đời.
Nhắc lại lời mời gọi ”đừng sợ hãi” Đức Gioan Phaolô II đã nói lên ngay đầu triều đại của người Đức Thánh Cha nói:
Ước chi các bài Kinh Thánh vừa được tuyên đọc ”Đừng sợ hãi” (Mt 28,5) hướng dẫn chúng ta trong suy tư này. Các lời sứ thần phục sinh nói với các phụ nữ gần mộ trống, mà chúng ta vừa mới nghe, đã trở thành một loại khẩu hiệu trên môi miệng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngay từ đầu sứ vụ Phêrô của người. Người đã lập lại nhiều lần với Giáo Hội và nhân loại trên đường tiến tới năm 2000 và vượt xa hơn vào bình minh của ngàn năm thứ ba nữa. Người đã luôn luôn nói lên các lời đó với sự cương quyết cứng rắn, trước hết bằng cách rung cây gậy mục tử có Thánh Giá, rồi khi sức lực thể lý suy yếu, bằng cách hầu như bám vào thập giá cho tới ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi từ nhà nguyện riêng người tham dự vào cuộc đi đàng Thánh Giá bằng cách ôm Thánh Giá trong tay. Chúng ta không thể nào quên được chứng tá cuối cùng và thinh lặng đó của tình yêu của người đối với Chúa Giêsu. Cả cảnh khổ đau nhân loại và lòng tin trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh cuối cùng ấy cũng đã chỉ cho các tín hữu và thế giới thấy bí quyết của toàn cuộc sống Kitô.
Lời mời gọi ”Đừng sợ” của người đã không dựa trên các sức mạnh của con người, cũng không dựa trên các thành công đã đạt được, nhưng chỉ dựa trên Lời Chúa nói trên Thập Giá và trên sự Sống Lại của Chúa Kitô. Từ từ người đã bị lột bỏ tất cả, sau cùng là cả tiếng nói nữa, nhưng sự tín thác nơi Chúa Kitô gia tăng cho đến chỗ tận hiến chính mình và cái chết là dấu ấn của một cuộc sống hoàn toàn hiến dâng cho Chúa Kitô và đồng hình đồng dạng với Chúa cả trong các nét của khổ đau và sự phó thác.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào mấy ngàn tham dự viên hội nghị quốc tế lần đầu tiên về Lòng Thương Xót Chúa khai diễn hôm 2-4-2008 tại Roma. Lòng Thương Xót Chúa là chìa khóa giúp đọc hiểu triều đại của Đức Gioan Phaolô II. Người muốn Lòng Từ Bi của Chúa đến với tất cả mọi người và khuyến khích tín hữu làm chứng cho Lòng Thương Xót Chúa. Vì thế Đức Gioan Phaolô II đã nâng nữ tu Faustina Kowalska, tông đồ Lòng Thương Xót Chúa lên hàng hiển thánh. Vị tôi tớ Chúa Gioan Phaolô II đã biết và sống các thảm cảnh của thế kỷ XX và tự hỏi cái gì có thể loại bỏ được thủy triều của sự dữ. Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong tình yêu của Thiên Chúa. Thật vậy, chỉ có Lòng Thương Xót Chúa mới có thể giới hạn sự dữ; chỉ có tình yêu toàn năng của Thiên Chúa mới có thể đánh bại quyền năng của các kẻ gian ác và sức mạnh tàn phá của lòng ích kỷ và thù hận. Vì thế trong chuyến viếng thăm Ba Lan lần cuối cùng người đã nói: ”Không có suối nguồn hy vọng nào khác cho con người hơn là Lòng Thương Xót Chúa”.
Kết thúc bài giảng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói: trong khi chúng ta dâng Hiến Lễ cứu độ đễ cầu cho linhh hồn người, chúng ta cũng cầu xin người tiếp tục bầu cử cho từng người trong chúng ta từ trên Trời, đặc biệt là cho tôi mà Chúa Quan Phòng đã muốn mời gọi tiếp nhận gia tài tinh thần vô giá của người. Ước chi Giáo Hội có thể tiếp tục sứ mệnh truyền giáo của mình một cách trung thành và không giàn xếp, bằng cách nghe theo giáo huấn và noi gương người, không mỏi mệt phổ biến tình yêu thương từ bi của Chúa Kitô, suối nguồn hòa bình đích thật cho toàn thế giới.
Các lời cầu nguyện giáo dân đã được tuyên đọc bằng 6 thứ tiếng Pháp, Ba Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Anh và Tây Ban Nha. Đức Thánh Cha đã cho một số người rước lễ, trong khi 120 linh mục khác phân phát Mình Thánh Chúa cho giáo dân. Vào cuối thánh lễ Đức Thánh Cha đã chào tìn hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi ban phép lành cuối lễ cho mọi người.
Toàn cảnh lễ giỗ 3 năm Đức Gioan Phaolô II |
Các vị Hồng Y trong thánh lễ |
Các nữ tu và tập sách về Đức Gioan Phaolô II |
Đông đảo anh chị em đứng chật quảng trường Thánh Phêrô |
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người nâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho Giáo Hội người tôi tớ trung thành và can đảm là Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài cũng mời gọi mọi người chúc tụng Đức Trinh Nữ Maria vì đã liên lỉ che chở con người và sứ vụ của Đức Gioan Phaolô II vì ích lợi của dân Chúa và toàn nhân loại. Gợi lại biến cố Đức Gioan Phaolô II qua đời cách đây 3 năm Đức Thánh Cha nói:
Ngày mùng 2 tháng 4 đã in sâu trong ký ức của Giáo Hội như là ngày ra đi khỏi thế giới này của vị tôi tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chúng ta xúc động sống lại các giờ phút của chiều thứ bẩy ấy, khi tin người qua đời được một đám đông lớn tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô để cầu nguyện tiếp nhận. Trong nhiều ngày đền thờ và quảng trường thánh Phêrô đã thực sự trở thành con tim của thế giới. Một dòng sông tín hữu hành hương liên tục đến kính viếng thi hài của vị Giáo Hoàng đáng kính, và lễ nghi an táng đã ghi dấu chứng tá cuối cùng của sự kính trọng và lòng qúy mến mà người đã chinh phục được trong tâm lòng của biết bao nhiêu tín hữu và con người thuộc mọi phần đất trên thế giới này.
Cũng như cách đây ba năm hôm nay con tim của Giáo Hội vẫn còn chìm sâu trong mầu nhiệm phục sinh của Chúa. Và chúng ta có thể đọc tất cả cuộc sống của Vị Tiền Nhiệm qúy yêu của tôi, đặc biệt là sứ vụ Phêrô của người, trong dấu chỉ của Chúa Kitô Phục Sinh. Người đã nuôi dưỡng một lòng tin ngoại thường nơi Chúa Phục Sinh và đặc biệt thân tình liên lỉ đàm đạo với Chúa. Trong biết bao nhiêu đức tính nhân bản và siêu nhiên Đức Gioan Phaolô II đặc biệt có sự nhậy cảm thiêng liêng và thần bí: chỉ cần nhìn người cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ để thấy người hoàn toàn chìm đắm trong mầu nhiệm của Chúa như thế nào. Thánh Lễ là trung tâm của mỗi ngày sống và toàn cuộc đời người. Thực tại ”sống động và thánh thiện” của Bí tích Thánh Thể trao ban cho người nghị lực tinh thần để hướng dẫn Dân Chúa trên con đường lịch sử.
Đức Gioan Phaolô II đã tắt thở ngày áp Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh... Triều đại của người, cuộc sống của người cùng với biết bao nhiêu thời điểm khác xem ra là một dấu chỉ và một chứng tá của sự Phục Sinh của Chúa Kitô. Sự năng động phục sinh biến cuộc sống của Đức Gioan Phaolô II trở thành một câu trả lời hoàn toàn cho lời mời gọi của Chúa, không thể được diễn tả mà không có sự tham dự vào các khổ đau và cái chết của Thầy Chí Thánh và Đấng Cứu Thế. Thánh Phaolô khẳng định rằng: ”Đây là lời đáng tin cậy: Nếu chúng ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người” (2 Tm 2,11-12). Ngay từ ngày còn bé Karol Wojtyla đã sống thực tại của các lời này, khi gặp gỡ thập giá trên đường đi của mình, trong gia đình và nơi dân tộc mình. Người đã quyết định cùng Chúa Giêsu vác thập giá và theo chân Chúa. Người đã muốn là tôi tớ trung thành của Chúa cho tới chấp nhận ơn gọi linh mục như ơn thánh và sự dấn thân suốt đời.
Nhắc lại lời mời gọi ”đừng sợ hãi” Đức Gioan Phaolô II đã nói lên ngay đầu triều đại của người Đức Thánh Cha nói:
Ước chi các bài Kinh Thánh vừa được tuyên đọc ”Đừng sợ hãi” (Mt 28,5) hướng dẫn chúng ta trong suy tư này. Các lời sứ thần phục sinh nói với các phụ nữ gần mộ trống, mà chúng ta vừa mới nghe, đã trở thành một loại khẩu hiệu trên môi miệng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngay từ đầu sứ vụ Phêrô của người. Người đã lập lại nhiều lần với Giáo Hội và nhân loại trên đường tiến tới năm 2000 và vượt xa hơn vào bình minh của ngàn năm thứ ba nữa. Người đã luôn luôn nói lên các lời đó với sự cương quyết cứng rắn, trước hết bằng cách rung cây gậy mục tử có Thánh Giá, rồi khi sức lực thể lý suy yếu, bằng cách hầu như bám vào thập giá cho tới ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi từ nhà nguyện riêng người tham dự vào cuộc đi đàng Thánh Giá bằng cách ôm Thánh Giá trong tay. Chúng ta không thể nào quên được chứng tá cuối cùng và thinh lặng đó của tình yêu của người đối với Chúa Giêsu. Cả cảnh khổ đau nhân loại và lòng tin trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh cuối cùng ấy cũng đã chỉ cho các tín hữu và thế giới thấy bí quyết của toàn cuộc sống Kitô.
Lời mời gọi ”Đừng sợ” của người đã không dựa trên các sức mạnh của con người, cũng không dựa trên các thành công đã đạt được, nhưng chỉ dựa trên Lời Chúa nói trên Thập Giá và trên sự Sống Lại của Chúa Kitô. Từ từ người đã bị lột bỏ tất cả, sau cùng là cả tiếng nói nữa, nhưng sự tín thác nơi Chúa Kitô gia tăng cho đến chỗ tận hiến chính mình và cái chết là dấu ấn của một cuộc sống hoàn toàn hiến dâng cho Chúa Kitô và đồng hình đồng dạng với Chúa cả trong các nét của khổ đau và sự phó thác.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào mấy ngàn tham dự viên hội nghị quốc tế lần đầu tiên về Lòng Thương Xót Chúa khai diễn hôm 2-4-2008 tại Roma. Lòng Thương Xót Chúa là chìa khóa giúp đọc hiểu triều đại của Đức Gioan Phaolô II. Người muốn Lòng Từ Bi của Chúa đến với tất cả mọi người và khuyến khích tín hữu làm chứng cho Lòng Thương Xót Chúa. Vì thế Đức Gioan Phaolô II đã nâng nữ tu Faustina Kowalska, tông đồ Lòng Thương Xót Chúa lên hàng hiển thánh. Vị tôi tớ Chúa Gioan Phaolô II đã biết và sống các thảm cảnh của thế kỷ XX và tự hỏi cái gì có thể loại bỏ được thủy triều của sự dữ. Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong tình yêu của Thiên Chúa. Thật vậy, chỉ có Lòng Thương Xót Chúa mới có thể giới hạn sự dữ; chỉ có tình yêu toàn năng của Thiên Chúa mới có thể đánh bại quyền năng của các kẻ gian ác và sức mạnh tàn phá của lòng ích kỷ và thù hận. Vì thế trong chuyến viếng thăm Ba Lan lần cuối cùng người đã nói: ”Không có suối nguồn hy vọng nào khác cho con người hơn là Lòng Thương Xót Chúa”.
Kết thúc bài giảng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói: trong khi chúng ta dâng Hiến Lễ cứu độ đễ cầu cho linhh hồn người, chúng ta cũng cầu xin người tiếp tục bầu cử cho từng người trong chúng ta từ trên Trời, đặc biệt là cho tôi mà Chúa Quan Phòng đã muốn mời gọi tiếp nhận gia tài tinh thần vô giá của người. Ước chi Giáo Hội có thể tiếp tục sứ mệnh truyền giáo của mình một cách trung thành và không giàn xếp, bằng cách nghe theo giáo huấn và noi gương người, không mỏi mệt phổ biến tình yêu thương từ bi của Chúa Kitô, suối nguồn hòa bình đích thật cho toàn thế giới.
Các lời cầu nguyện giáo dân đã được tuyên đọc bằng 6 thứ tiếng Pháp, Ba Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Anh và Tây Ban Nha. Đức Thánh Cha đã cho một số người rước lễ, trong khi 120 linh mục khác phân phát Mình Thánh Chúa cho giáo dân. Vào cuối thánh lễ Đức Thánh Cha đã chào tìn hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi ban phép lành cuối lễ cho mọi người.