Theo quan niệm Đông Phương, tất cả vạn vật phát sinh từ 5 nguyên tố căn bản gọi là ngũ hành gồm Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ. Từ ngàn xưa, con người nhìn thấy những sự vật trên nhưng chưa biết khai thác tận dụng, đôi khi còn kính sợ như các vị thần: Hỏa Thần.

Theo Yuval Noah Harari, trong tác phẩm nổi tiếng tựa đề ‘Sapiens: A Brief History of Humankind (Giống người tinh khôn: Lược sử về loài người), từ lúc nhân loại tìm ra Lửa, con người không còn ăn lông ở lỗ hoang dã nguyên thủy gần như động vật, mà đã tách ra thành một đẳng cấp cao hơn. Từ đó thế giới đã chuyển sang một thời đại mới với đa năng hữu dụng của lửa: phát minh khoa học, sáng chế trong công nghệ, biến đổi thực phẩm bổ ích hơn và còn ảnh hưởng cả văn hóa, phong tục tập quán…

Ngoài mặt trái hữu dụng, lửa còn có sức hủy diệt như hỏa diệm sơn phun trào kinh khủng hay cháy rừng tàn phá rừng cây, ruộng đồng, nhà cửa, cả muông thú và sinh mạng con người, như ta thấy trong năm qua ngọn lửa kinh hoàng bao trùm tàn phá nước Úc, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới... Nhưng điển hình nhất là ngọn lửa hủy diệt kinh hoàng của chiến tranh gây ra do ngọn lửa tham vọng và kiêu căng của lòng người…

Vậy ta hãy hồi tâm suy niệm về một Ngọn Lửa Thiêng để cải hóa lòng người:

Kính Thánh nhắc đi nhắc lại 480 lần về ngọn Lửa này trong cả Cựu ước và Tân ước:

*Khi tạo dựng trời đất, Thiên Chúa đã ban ánh sáng (ngọn lửa) đầu tiên cho nhân loại để xua đuổi bóng tối sợ hãi và tội lỗi

‘Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm và Thần khí Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa tạo ra Ánh sáng và đêm tối, tượng trưng cho ngày và đêm.’ ( St.1: 1-2 )

-Thiên Chúa thiết lập giao ước với Abram:

‘Lúc mặt trời lặn, Abram ngủ mê, một cơn sợ hãi khủng khiếp và u tối bao trùm lấy ông. Khi mặt trời đã lặn rồi, bóng tối mù mịt phủ xuống, có một chiếc lò bốc khói và khối Lửa băng qua giữa những phần con vật chia đôi. Trong ngày đó Chúa đã thiết lập giao ước với Abram mà phán rằng: Ta ban xứ này cho miêu duệ ngươi từ sống Ai-Cập cho đến sông Euphrat.’ ( St.15: 1-12 )

-Thiên Chúa trừng phạt 2 thành tội lỗi:

‘Khi mặt trời mọc lên trên mặt đất, thì ông Lót vào Xô-a. Đức Chúa Trời làm mưa diêm sinh và Lửa từ trời

xuống Sô-đôm và Gô-mô-ra. Người phá đổ các thành ấy và cả vùng, cùng với toàn thể dân cư trong thành và cỏ cây. Bà vợ ông Lót ngoái lại sau hóa thành cột muối.’ ( St.19: 23- 26 )

-Thiên Chúa hướng dẫn dân Israel đi trong sa mạc:

‘Đức Chúa Trời đi trước họ. Ban ngày ở trong cột mây để dẫn đường, ban đêm thì ở trong cột Lửa để soi sáng, nên họ có thể đi cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày cột mây đi trước dân không rời, ban đêm cột Lửa cũng vậy’

( Xh.13: 21-22 )

-Qua Môsê, Thiên Chúa đã phán truyền 10 Giới Răn trên núi Sinai cho loài người:

‘Đến ngày thư ba, xảy có sấm chớp và mây dầy đặc trên núi và tiếng loa rất mạnh. Toàn dân trong trại đều kinh sợ. Môsê đưa dân ra khỏi trại nghênh đón Thiên Chúa, họ đứng dưới chân núi. Tất cả núi Sinai nghi ngút khói vì Javê xuống trong Lửa. Khói bốc lên như lò than. Tất cả đều rung chuyển mạnh. Tiếng loa mỗi lúc một tăng rất mạnh. Môsê thưa lời và Thiên Chúa đáp lại ông trong tiếng sấm. Javê xuống trên đỉnh núi Sinai và Javê gọi ông lên…’ Và Môsê đã nhận 10 giới Răn Chúa truyền trên núi này. ( Xh.19: 16- 21 )

-‘Các ngươi đã cưu mang cỏ khô, ắt sẽ sinh ra rơm. Hơi thở của Ta sẽ như Lửa thiêu rụi các ngươi.’ (Is.39:14)

-Chúa hiện ra với Môsê trong bụi gai:

‘Bấy giờ ông Môsê đang chăn chiên cho cha vợ là Jethro tư tế Madian, ông dẫn đàn chiên qua sa mạc đến núi của Thiên Chúa là Kho-rép, Thiên sứ của Thiên Chúa hiện ra với ông trong đám Lửa giữa bụi cây. Môsê nhìn thấy bụi cây cháy bùng, nhưng không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: Mình lại gần để xem sự kỳ lạ này vì sao bụi cây lại không cháy rụi? Ông đến gần, thì Chúa từ bụi cây gọi ông: Môsê! Môsê! Ông thưa: Dạ tôi đấy! Người phán: Chớ lại gần, hãy cởi dép ra, vì nơi ngươi đang đứng là Đất Thánh! Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, của Abraham, của Isaac, của Jacob. Ông Môsê che mặt đi vì sợ phải nhìn Thiên Chúa.’ ( Xh.3: 1- 6 )

-Bài Thánh vịnh vua Đa-vít cảm tạ Chúa cứu ông khỏi tay kẻ thù:

‘Lúc ngặt nghèo tôi kêu cầu Chúa, kêu lên Người là Thiên Chúa của tôi. Từ Thánh điện Người nghe tiếng tôi cầu cứu, lời khấn nguyện vang đến tai Người.

Trái đất bỗng ầm ầm rung chuyển, chân núi đồi chấn động lung lay, vì Chúa nổi lôi đình.

Từ Thánh Nhan Người, khói bốc Lửa và than hồng tung tóe.

Chúa nghiêng trời ngự xuống, chân đạp lớp mây mù.

Ngự trên thần hộ giá, trên cánh gió lượn bay…’ ( Tv.18: 7- 11 )

*‘Ta là Ánh sáng thế gian, để bất cứ ai tin vào Ta thì không ở lại trong bóng tối.’ ( Ga.12: 46 )

-‘Thày đến để đem ngọn Lửa xuống thế gian và Thày mong muốn biết bao cho ngọn Lửa bùng cháy lên. Có một thứ thanh tẩy Ta phải chịu và Ta những bồn chồn cho đến lúc hoàn tất. ( Lc.12: 49-50 )

-‘Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: Hãy coi chừng các tiên tri giả, họ mặc lốt chiên đến cùng các con, nhưng bên trong, họ là những sói dữ hay cắn xé. Hãy xem quả thì các con biết được chúng. Nào ai hái được trái nho nơi bụi gai hay trái vả nơi bụi găng sao? Cũng thế, cây tốt sinh trái tốt, còn cây xấu thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu và cây xấu không thể sinh trái tốt. Các cây không sinh trái tốt sẽ bị chặt đi và ném vào Lửa. Vậy coi trái thì các con sẽ biết được chúng.’ ( Mt.7: 15- 20 )

-‘Một làn Lửa đi trước Thiên Nhan, để đốt những kẻ đối nghịch chung quanh Chúa. Chớp của Người sáng rực cõi trần, địa cầu xem thấy phải run sợ.’ (Tv.96 )

-Lời Thánh Gioan Tiền Hô nói về Chúa Giêsu:

‘Phần ta, ta thanh tẩy các ngươi bằng nước để lo hối cải. Đấng sẽ đến sau ta quyền thế hơn ta.

Và ta không đáng cởi dép cho Ngài. Ngài sẽ thanh tẩy các ngươi trong Thánh Thần và Lửa.’ ( Mt.3: 11 )

-‘Sự Sáng các con cũng phải chiếu ra thiên hạ, để họ xem thấy những việc làm của các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời.’ ( Mt.5: 13- 16 )

-Chúa Thánh Thần hiện xuống với các Tông đồ trong Lễ Ngũ Tuần:

‘Khi thời gian đã mãn, đến Lễ Năm Mươi, mọi người đang cùng nhau tề tựu tại một nơi, thì bỗng từ trời xảy đến tiếng rào rào như cuồng phong thổi đến vang dội cả nhà nơi họ đang ngồi. Họ nhận thấy những lưỡi như thể là Lửa, phân tán dần và đậu trện mỗi người. Và hết thảy đầy ơn Thánh Thần, bắt đầu nói những tiếng lạ, tùy theo Thần Khí ban cho họ phát ngôn.’ ( Cv.2: 1- 4 )

-Thiên Chúa tiêu diệt thành Sô-đôm sống trụy lạc:

‘Cũng giống như sự đã xảy ra vào ngày ông Lót, thiên hạ cứ ăn uống, mua bán, trồng tỉa, xây nhà…Nhưng ngày ông Lót ra khỏi Sôđôm, thì từ trời Thiên Chúa cho mưa Lửa diêm sinh xuống mà tiêu diệt họ hết thảy. Sự thể cũng sẽ xảy ra như vậy khi Con Người tỏ hiện.’ ( Lc.17: 28- 30 )

-‘Các con đã nghe dạy người xưa rằng: Không được giết người, sẽ bị luận phạt nơi tòa án. Còn Thày, Thày sẽ bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị tòa án luận phạt. Ai bảo anh em là ‘ngốc’ thì bị phạt trước công nghị. Ai bảo anh em là ‘khùng’ sẽ bị rơi vào Lửa Địa Ngục. Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ, mà sực nhớ đến người anh em có sự bất bình, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ.’ ( Mt.5: 20- 26 )

-‘Nếu tay ngươi hay là chân ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, hãy chặt và ném nó cho xa ngươi đi, vì thà ngươi què chân hay cụt tay mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ cả 2 tay hay là 2 chân mà bị quăng vào

Lửa đời đời. Nếu con mắt ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, thì hãy móc và ném cho xa ngươi đi, vì thà ngươi một mắt mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ cả 2 mắt mà bị quăng vào Lửa địa ngục.” ( Mt.18: 8- 9 )

-‘Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng dân rằng: Nước trời lại giống như lưới thả xuống biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy người ta kéo lên bãi, ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì bỏ ra ngoài. Đến ngày tận thế cũng như vậy: Các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi nếm những kẻ dữ vào lò Lửa, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Các người có hiểu điều đó không?

Họ thưa: Có. ‘ ( Mt.13: 47- 53 )

-Thư Thánh Phao-lô gởi giáo đoàn Côrintô về vai trò của người rao giảng:

‘Ví thử người ta dùng vàng bạc, gỗ quí hay cỏ rơm mà xây trên nền móng và công việc của mỗi người sẽ

lộ ra. Ngày sẽ phơi ra cả, bởi được mặc khải trong Lửa cháy. Công việc của mỗi người thế nào Lửa sẽ thử nghiệm. Công việc ai xây thêm sẽ thêm, còn tồn tại kẻ ấy sẽ được lĩnh thưởng. Công việc của ai thiêu đi sẽ toi công, kẻ ấy sẽ thoát thân, như không khác gì như ngang qua Lửa.’ ( Cr.3: 12- 15 )

-Cuối cùng, đây là ngày Phán xét Cánh chung ghi trong sách Khải Huyền:

‘Và tôi đã thấy một ngai lớn trắng ngời và Đấng ngự trên ấy. Đất và trời trốn trước Nhan Người và chỗ của chúng (Quỉ sứ và tiên tri giả) không còn đâu ra nữa. Tôi cũng thấy các vọng linh lớn bé đứng trước

ngai. Sổ sách đã mở ra. Một sách khác nữa cũng được mở ra, tức là sách sự sống. Các kẻ chết chịu phán xét chiếu theo các điều đã được ghi trong sổ sách, tùy theo việc họ đã làm. Biển đã trả lại những người

chết trong nó. Tử thần và âm phủ hoàn trả những người chết mà chúng giam giữ. Mọi người phải chịu phán xét tùy theo việc họ đã làm. Tử thần và âm phủ bị xô nhào xuống vũng Lửa. Đó là cái chết thứ hai, chính ở vùng Lửa ấy.

Ai mà tìm không thấy ghi trong sổ sự sống, thì bị xô vào vùng Lửa.’ ( Kh.21: 11- 15 )

…………………………..

Để lãnh nhận một cách trọn vẹn nhất, xin trích theo Tự điển Phụng Vụ nói về Lửa:

“Đêm canh thức Phục Sinh bắt đầu bằng nghi thức làm phép Lửa, Lửa đó sẽ dùng để thắp sáng cây nến Phục Sinh. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu tuyên bố, Người đến để đốt lên một ngọn Lửa trên trần gian (Lc.12: 49). Chính mình Người mới có thể làm phép rửa trong Thánh Thần và trong Lửa (Mt.3: 11). Dầu sao người ta không nhấn mạnh ý nghĩa biểu tượng của Lửa vì chính nó, nhưng vì ánh sáng mà Lửa làm phát sinh một cách sống động. Thực vậy, lời mở đầu làm phép Lửa như sau: “Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con! Nhờ Con Chúa là Ánh sáng thế gian, Chúa đã ban cho ánh sáng từ ánh sáng của Ngài. Xin thương chúc lành cho ngọn Lửa này đang chói sáng trong đêm tối những cây nến Phục Sinh sẽ là biểu tượng của Chúa Ki-tô Phục Sinh một cách lâu bền.

Trong phần lớn những cử hành Phụng Vụ của Hội Thánh, người ta thắp những cây nến, ngầm nói lên sự lan truyền của Ngọn Lửa Tình Yêu Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần và sự sống Chúa Ki-tô Phục Sinh, Ánh sáng thế gian.”

*Qua trình thuật theo Kinh Thánh và nghi lẽ Phụng vụ cho chúng ta những ý niệm linh thiêng về Lửa:

- Chúa là Ngọn Lửa Tình yêu- là Ánh sáng thế gian.

- Lửa là nguồn ơn là sức mạnh Thiên Chúa ban cho loài người trong cuộc sống thế trần.

- Lửa là biểu tượng linh thiêng sự hiện hữu của Thiên Chúa.

- Ngọn Đèn Chầu luôn cháy sáng trên bàn thờ là hiện diện của Chúa trong Phép Thánh Thể.

- Chúa Thánh Thần ban truyền Lửa thanh tẩy khi ta lãnh nhận bí tích rửa tội.

- Lửa xua tan bóng tối tội lỗi, sự chết và ma quỉ, và được tôn vinh trong nghi lễ Làm Phép Lửa và Thắp Nến Phục Sinh vào đêm Lễ Vọng Phục Sinh.

- Lửa còn là biểu tượng cho sự thanh luyện (Luyện ngục)- tiêu hủy (Hỏa ngục) và Phán xét (Ngày Cánh chung).

*Kinh nguyện Chúa Thánh Thần: Ngọn Lửa Mến.

‘Chúng tôi lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng.

Chúng tôi xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng tôi là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời,

Và đốt Lửa Kính Mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng tôi.

Xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống, sửa lại mọi sự trong ngoài chúng tôi.

Chúng tôi cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống, soi lòng dạy dỗ các thánh

Tông Đồ, thì rày chúng tôi cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng tôi làm những việc lành, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng tôi- Amen.’

-Ôi Ngọn Lửa nơi Trái Tim Cực Thánh !

Luôn bốc cháy vì cứu độ loài người,

Chúa hạ sinh nơi hang đá khó nghèo,

Chết khổ nhục treo mình trên Thập giá.

Xin Chúa cho Lửa yêu thương bừng sáng !

Xua tan bóng tối kinh hoảng chiến tranh,

Để nhân loại có cuộc sống an bình,

Yêu tha nhân và tôn thờ Thượng Đế.

Ôi lạy Chúa, cuộc đời con sa đọa !

Bao tháng năm một lãng tử hoang đàng,

Vì mải mê trong lớp bụi trần gian,

Xin ban Ngọn Lửa tình yêu tha thứ.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG