Chuyện Bà Ngãi, Người Quét Rác Âm Thầm
Mọi người đều gọi bà theo tên gọi của chồng là bà Ngãi. Mãi cho đến hôm bà qua đời, tôi mới được biết tên thật của bà là bà Maria Trần Thị Mầu. Bà sinh ra và lớn lên ở họ Đinh Đồng thuộc xứ An Phú, nay là giáo xứ Đinh Đồng. Bà lấy chồng về làng Tâng. Bà có năm người con. Tất cả đều đã trưởng thành. Chồng bà đã về với Chúa được mười bẩy năm. Kể từ đó, bà sống âm thầm một mình trong căn nhà cấp bốn đơn sơ. Có lần ra thăm, tôi hỏi bà là tại sao bà không sống với các con? Bà bảo bà thích sống một mình cho thanh thản. Bà rất ít nói. Thi thoảng mới thấy bà mỉm cười. Bà chỉ lo làm việc và cầu nguyện chứ không hề to tiếng với ai bao giờ. Có lẽ, bà là hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt Nam luôn âm thầm hy sinh cho chồng, cho con.
Những ai đến với giáo xứ An Phú vào các buổi sáng, chắc chắn sẽ gặp hai người phụ nữ quét rác đó là bà Ngãi và bà Lành. Bà Ngãi ngoài làm công việc quét rác, bà còn là trưởng hội cầu nguyện tại hang đá Đức Mẹ. Sau khi làm sạch sẽ khuôn viên nhà thờ, nhà xứ, một nhóm các bà cùng nhau lần hạt mân côi trước hang đá Đức Mẹ. Cũng không nhiều giáo xứ có được các nhóm đạo đức như thế này. Tuy chỉ có 8 người nhưng họ luôn giữ thói quen cầu nguyện mỗi ngày. Dù trời nắng hay trời mưa, dù là trời nóng hay trời lạnh thì các bà vẫn trung thành với việc quét rác và giờ cầu nguyện. Bà Ngãi tuy đã ngoài chín mươi nhưng trông bà vẫn còn rất linh hoạt và nhanh nhẹn. Hồi mới về xứ, tôi cứ tưởng bà Ngãi với bà Lành bằng tuổi nhau, nhưng thực ra hai người chênh nhau tới mười lăm tuổi. Bà quét rác trong sự bình tĩnh, không vội vàng, không hấp tấp. Tôi học được rất nhiều bài học từ người phụ nữ trầm lắng và ít nói này.
Bài học đầu tiên bà để lại cho tôi đó là làm các công việc dù nhỏ bé tầm thường nhưng làm với sự tự nguyện và vui tươi. Mỗi ngày trên trần gian này có biết bao nhiêu công việc con người phải thực hiện. Thử hỏi có được mấy người làm các công việc của mình với tình yêu và niềm vui? Các linh mục chúng tôi mỗi ngày có năm giờ kinh phụng vụ. Nhiều khi chúng tôi cũng chỉ làm cho xong chuyện chứ chưa làm với một con tim nồng nàn tình yêu. Vì thế mà chất lượng của các công việc đó, cho dù là thiêng liêng cao cả nhưng lại chẳng có giá trị là bao nhiêu. Nhiều người thì vật lộn với công việc để mưu sinh. Công việc đôi khi là gánh nặng khiến họ trở nên căng thẳng. Dừng lại một chút để suy tư, ta mới thấy chỉ khi ta làm việc với một con tim nồng nàn tình yêu thì công việc mới cho ta niềm vui sống và hạnh phúc thực sự.
Bài học thứ hai tôi học được nơi bà đó là sự sẵn sàng cho đi tất cả. Hầu như tháng nào bà cũng dành dụm tiền tiết kiệm các con gửi cho bà chữa bệnh để dâng vào nhà thờ. Mỗi lần bà đưa tiền cho tôi, bà đều dặn tôi rằng xin cha đừng nói cho ai biết. Tôi chợt liên tưởng tới hình ảnh bà goá nghèo trong Tin Mừng được Chúa khen là đã bỏ nhiều nhất vào hòm tiền Đền Thờ dù bà chỉ bỏ có ¼ xu, số tiền chẳng đáng là bao so với những người giàu có khác, nhưng bà đã bỏ vào đó tất cả những gì mình có (x. Mc 12, 41-44). Tới thăm bà, tôi thấy ngôi nhà cấp bốn đơn sơ, chẳng có vật dụng gì giá trị. Bà không dùng tiền để sắm sửa tiện nghi cho bản thân mà luôn nghĩ dâng cho Chúa để xây dựng nhà Chúa. Đó là một bông hoa đẹp trong vườn hoa của Giáo Hội.
Bài học thứ ba mà tôi học được nơi bà đó là sự tự lập trong mọi việc. Dù đã ngoài chín mươi, nhưng bà không cần con cái hầu hạ. Bà vẫn làm mọi công việc cơm nước nhà cửa một cách chu tất. Chúa Giêsu dạy các môn đệ: “Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20, 28). Nhìn lại đời sống của các linh mục chúng tôi, nhiều khi chúng tôi chưa thực sự làm được những gì Chúa dạy. Chúng tôi vẫn còn thích được phục vụ hơn là phục vụ người khác. Chúng tôi dựa vào quyền bính để sai khiến anh em chứ chưa dấn thân để đem lại hạnh phúc cho anh em. Một số linh mục trẻ mới ra trường đã bắt đầu có tư tưởng hưởng thụ. Đó quả là một nỗi âu lo không hề nhỏ cho Giáo Hội.
Những ngày tháng cuối đời, bà đã có sự chuẩn bị sẵn sàng. Bà đã được đón nhận các bí tích sau hết và được rước Mình Thánh Chúa đến tận ngày cuối cùng. Sơ Đài, người cử hành nghi thức liệm xác cho bà nói với tôi rằng khuôn mặt của bà rất đẹp, có khi còn đẹp hơn lúc sống. Tôi tin rằng đây là một người đã sống AN nên cuối cùng đã được chết LÀNH. Hơn mười năm quét rác cho nhà thờ, bà đã làm sạch sẽ cho Nhà Chúa nên tâm hồn bà cũng đã được Chúa tẩy sạch mọi vết nhơ tội khiên. Trong Thánh lễ an táng của bà, tôi chọn đọc bài Tin Mừng của Thánh Gioan “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu nó chết đi thì mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,23-24). Quả thực, giờ chết là giờ con người được tôn vinh. Bà đã sống một cuộc đời quá đẹp nên chắc chắn bà sẽ đi về miền hạnh phúc, nơi mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những kẻ yêu mến Người.
Chúng tôi sẽ luôn nhớ cầu nguyện cho bà. Xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót tha thứ cho những khiếm khuyết của bà để bà sớm được về hưởng nhan thánh Chúa. Xin bà cũng cầu cùng Chúa cho chúng tôi được sống một cuộc đời an yên như bà đã sống.
Lm. Giuse Tạ Xuân Hòa
Mọi người đều gọi bà theo tên gọi của chồng là bà Ngãi. Mãi cho đến hôm bà qua đời, tôi mới được biết tên thật của bà là bà Maria Trần Thị Mầu. Bà sinh ra và lớn lên ở họ Đinh Đồng thuộc xứ An Phú, nay là giáo xứ Đinh Đồng. Bà lấy chồng về làng Tâng. Bà có năm người con. Tất cả đều đã trưởng thành. Chồng bà đã về với Chúa được mười bẩy năm. Kể từ đó, bà sống âm thầm một mình trong căn nhà cấp bốn đơn sơ. Có lần ra thăm, tôi hỏi bà là tại sao bà không sống với các con? Bà bảo bà thích sống một mình cho thanh thản. Bà rất ít nói. Thi thoảng mới thấy bà mỉm cười. Bà chỉ lo làm việc và cầu nguyện chứ không hề to tiếng với ai bao giờ. Có lẽ, bà là hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt Nam luôn âm thầm hy sinh cho chồng, cho con.
Những ai đến với giáo xứ An Phú vào các buổi sáng, chắc chắn sẽ gặp hai người phụ nữ quét rác đó là bà Ngãi và bà Lành. Bà Ngãi ngoài làm công việc quét rác, bà còn là trưởng hội cầu nguyện tại hang đá Đức Mẹ. Sau khi làm sạch sẽ khuôn viên nhà thờ, nhà xứ, một nhóm các bà cùng nhau lần hạt mân côi trước hang đá Đức Mẹ. Cũng không nhiều giáo xứ có được các nhóm đạo đức như thế này. Tuy chỉ có 8 người nhưng họ luôn giữ thói quen cầu nguyện mỗi ngày. Dù trời nắng hay trời mưa, dù là trời nóng hay trời lạnh thì các bà vẫn trung thành với việc quét rác và giờ cầu nguyện. Bà Ngãi tuy đã ngoài chín mươi nhưng trông bà vẫn còn rất linh hoạt và nhanh nhẹn. Hồi mới về xứ, tôi cứ tưởng bà Ngãi với bà Lành bằng tuổi nhau, nhưng thực ra hai người chênh nhau tới mười lăm tuổi. Bà quét rác trong sự bình tĩnh, không vội vàng, không hấp tấp. Tôi học được rất nhiều bài học từ người phụ nữ trầm lắng và ít nói này.
Bài học đầu tiên bà để lại cho tôi đó là làm các công việc dù nhỏ bé tầm thường nhưng làm với sự tự nguyện và vui tươi. Mỗi ngày trên trần gian này có biết bao nhiêu công việc con người phải thực hiện. Thử hỏi có được mấy người làm các công việc của mình với tình yêu và niềm vui? Các linh mục chúng tôi mỗi ngày có năm giờ kinh phụng vụ. Nhiều khi chúng tôi cũng chỉ làm cho xong chuyện chứ chưa làm với một con tim nồng nàn tình yêu. Vì thế mà chất lượng của các công việc đó, cho dù là thiêng liêng cao cả nhưng lại chẳng có giá trị là bao nhiêu. Nhiều người thì vật lộn với công việc để mưu sinh. Công việc đôi khi là gánh nặng khiến họ trở nên căng thẳng. Dừng lại một chút để suy tư, ta mới thấy chỉ khi ta làm việc với một con tim nồng nàn tình yêu thì công việc mới cho ta niềm vui sống và hạnh phúc thực sự.
Bài học thứ hai tôi học được nơi bà đó là sự sẵn sàng cho đi tất cả. Hầu như tháng nào bà cũng dành dụm tiền tiết kiệm các con gửi cho bà chữa bệnh để dâng vào nhà thờ. Mỗi lần bà đưa tiền cho tôi, bà đều dặn tôi rằng xin cha đừng nói cho ai biết. Tôi chợt liên tưởng tới hình ảnh bà goá nghèo trong Tin Mừng được Chúa khen là đã bỏ nhiều nhất vào hòm tiền Đền Thờ dù bà chỉ bỏ có ¼ xu, số tiền chẳng đáng là bao so với những người giàu có khác, nhưng bà đã bỏ vào đó tất cả những gì mình có (x. Mc 12, 41-44). Tới thăm bà, tôi thấy ngôi nhà cấp bốn đơn sơ, chẳng có vật dụng gì giá trị. Bà không dùng tiền để sắm sửa tiện nghi cho bản thân mà luôn nghĩ dâng cho Chúa để xây dựng nhà Chúa. Đó là một bông hoa đẹp trong vườn hoa của Giáo Hội.
Bài học thứ ba mà tôi học được nơi bà đó là sự tự lập trong mọi việc. Dù đã ngoài chín mươi, nhưng bà không cần con cái hầu hạ. Bà vẫn làm mọi công việc cơm nước nhà cửa một cách chu tất. Chúa Giêsu dạy các môn đệ: “Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20, 28). Nhìn lại đời sống của các linh mục chúng tôi, nhiều khi chúng tôi chưa thực sự làm được những gì Chúa dạy. Chúng tôi vẫn còn thích được phục vụ hơn là phục vụ người khác. Chúng tôi dựa vào quyền bính để sai khiến anh em chứ chưa dấn thân để đem lại hạnh phúc cho anh em. Một số linh mục trẻ mới ra trường đã bắt đầu có tư tưởng hưởng thụ. Đó quả là một nỗi âu lo không hề nhỏ cho Giáo Hội.
Những ngày tháng cuối đời, bà đã có sự chuẩn bị sẵn sàng. Bà đã được đón nhận các bí tích sau hết và được rước Mình Thánh Chúa đến tận ngày cuối cùng. Sơ Đài, người cử hành nghi thức liệm xác cho bà nói với tôi rằng khuôn mặt của bà rất đẹp, có khi còn đẹp hơn lúc sống. Tôi tin rằng đây là một người đã sống AN nên cuối cùng đã được chết LÀNH. Hơn mười năm quét rác cho nhà thờ, bà đã làm sạch sẽ cho Nhà Chúa nên tâm hồn bà cũng đã được Chúa tẩy sạch mọi vết nhơ tội khiên. Trong Thánh lễ an táng của bà, tôi chọn đọc bài Tin Mừng của Thánh Gioan “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu nó chết đi thì mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,23-24). Quả thực, giờ chết là giờ con người được tôn vinh. Bà đã sống một cuộc đời quá đẹp nên chắc chắn bà sẽ đi về miền hạnh phúc, nơi mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những kẻ yêu mến Người.
Chúng tôi sẽ luôn nhớ cầu nguyện cho bà. Xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót tha thứ cho những khiếm khuyết của bà để bà sớm được về hưởng nhan thánh Chúa. Xin bà cũng cầu cùng Chúa cho chúng tôi được sống một cuộc đời an yên như bà đã sống.
Lm. Giuse Tạ Xuân Hòa