VINH - Đến hẹn lại về, hàng năm theo thường lễ, giáo phận Vinh tổ chức tập huấn giáo lý cho các giáo hạt trong toàn giáo phận của mình. Theo sự xắp xếp của Ban tổ chức, năm nay giáo hạt Cửa Lò tập huấn nhằm ngày 21/2 đến ngày 23/2, thời gian tuy là ngắn ngủi song với điều kiện như hiện nay giáo phận duy trì cho các giáo lý viên trong toàn giáo hạt được gặp nhau năm một lần tại một địa điểm của giáo hạt mình thế đã là quý lắm. Phải coi đây là những ngày “vào phòng” của tất cả anh chị em giáo lý viên trong toàn giáo hạt.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Tân Lộc, trụ sở của giáo hạt năm nay lại được vui mừng đón tiếp tất cả anh chị em giáo lý viên và nhiều phụ huynh đứng lớp (Phó tế cho giáo lý viên) cùng tấp nập nhộn nhịp từ các xứ Làng Anh, Lộc Mỹ, Lập Thạch nấp nập về giáo xứ Tân Lộc, trước đó Ban tổ chức, Ban giáo lý giáo hạt đã lên chương trình cho tuần tập huấn, nhắm mượn những gia đình trên địa bàn giáo họ Tân Lộc để các giáo xứ về tập huấn có chỗ ăn chỗ nghỉ. Mới 5h sáng ngày 21/2 các gia đình trong giáo họ trị sở đã chuẩn bị đón tiếp anh chị em và các ban ngành của các xứ bạn về tập huấn. Lòng hiếu khách và lòng hy sinh vì Giáo Hội và vì Nước Trời nơi nhiều gia đình, bà con đã ưu ái nhường và dọn những phòng ngủ tươm tất đón khách, để các giáo lý viên an tâm tập huấn.
Đúng 7h30 anh chị em giáo lý viên và phụ huynh đã tập trung đầy đủ để đón đoàn giảng viên của giáo phận. Gần 250 GLV và phụ huynh cùng tất cả các HĐMV các giáo xứ, giáo họ và Ban giáo lý từ giáo hạt trở xuống của các giáo xứ, nhiều thanh niên và những người giáo dân muốn tìm hiểu về giáo lý cũng tham dự. Ba gian trên của nhà thờ xứ Tân Lộc được cắm nêu quy định cho các giáo xứ đã xếp ngồi đầy đủ. Chào mừng đoàn giáo phận bằng một bài kèn hơi dài do đội nhạc hơi gia đình Thánh Tâm giáo xứ trị sở, mười giáo lý viên trên tay cầm 10 bó hoa tươi thắm chúc mừng với bài hát “ …Đẹp thay, ôi đẹp thay những bước chân…”. Sau phần giới thiệu của Ban tổ chức là diện văn của Cha quản hạt Martinô Nguyễn Xuân Hoàng, ngài vừa là cha quản hạt, quản xứ nhưng lại là cha trưởng Ban giáo lý giáo phận. (trưởng Ban giáo lý đức tin Giáo phận). Ngài cầu chúc sức khoẻ và năm mới trên tất cả mọi người nhất là đội ngũ giáo lý viên, phụ huynh trong toàn hạt
Mở đầu bài diễn văn ngài đã mượn (Ga 2,5) mà rằng “ Có một câu trong kinh thánh làm tôi suy nghĩ và tâm đắc rất nhiều đó là lời dạy bảo có tính chúc thư của Mẹ Maria “ Ngài bảo gì các anh cứ việc làm theo” đây không chỉ là một lời khuyên bảo theo nghĩa thông thường mà hơn bao giờ hết đó là một lệnh truyền. Việc loan báo Tin Mừng Nước Trời và lời mời gọi sám hối canh tân đời sống là một mệnh lệnh rõ ràng truyền cho mọi người phải theo đuổi con đường nên thánh. Và chúng ta là GLV chúng ta đặt sứ mệnh giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ giới bàn tay từ ái của Mẹ Thiên Chúa để Mẹ hướng dẫn, dìu dắt chúng ta trong ơn gọi thánh thiện nhưng đầy khó khăn thử thách này. Hơn ai hết Mẹ là GLV tiên khởi và sáng chói mà hết mọi GLV chúng ta khi nhìn vào cũng có thể học được nơi Mẹ một đời sống chứng nhân và giáo dục đức tin đại tài, chúng ta hãy bám víu vào Mẹ, hãy phó thác nơi Mẹ, hãy mời Mẹ cùng hành động, cùng lên đường với chúng ta trong sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Kytô – con yêu dấu của Mẹ”...
Ngài chứng minh tổng thể thực trạng xã hội ngày nay nhất là một số giới trẻ, ngài tiếp “ Giới trẻ ngày nay, đạo cũng như đời thích chạy đua với những hào nhoáng bên ngoài, theo thời trang, theo mốt, theo thời thượng. Đua đòi theo lối sống tây hoá mà quên đi điều kiện bản thân, gia đình, xã hội mà quan trọng hơn là thiếu đi một nền tảng luân lý đạo đức. Lối sống vụ hình thức, lối sống tiện nghi, lối sống theo kiểu “Mỳ ăn liền” đã trở nên như là phong cách của họ, không sống như thế là không sành điệu, không thể hiện được bản lĩnh và họ cảm thấy không sống như thế thì cuộc đời không đáng sống.
Ảnh hưởng quan niệm duy vật, giới trẻ vật chất hoá mọi giá trị trong cuộc sống. Kể cả những giá trị thuộc lãnh vực tâm linh. Họ lấy tiền bạc vật chất để làm thước đo cho mọi tiêu chuẩn của xã hội. Đồng tiền trở nên ông chủ, có quyền sinh tử, chuyển đổi vận mạng. Sức mạnh của đồng tiền đã làm đảo lộn mọi trật tự xã hội.
Điều ai cũng nhận ra đó là sự tuột dốc không phanh của nền luân lý đạo đức xã hội. Nền móng cương thường đổ nát. Xã hội không còn tôn ty trật tự. Trên sách báo và trên các phương tiện thông tin đại chúng cập nhật hàng ngày, hàng giờ bao nhiêu là vụ việc đau lòng.: Con giết cha, cháu giết chú, trò giết thầy cô, anh em chém giết lẫn nhau… xảy ra như chuyện thường tình. Mà nguyên nhân của tất cả những việc đáng tiếc ấy không gì khác là sự ích kỷ, hẹp hòi, gian tham, đố kỵ của bản thân, không muốn ai làm ảnh hưởng đến bát cơm manh áo của mình. Tinh thần bao dung tha thứ được thay bằng phương pháp “ Búa và liềm”, “ăn đòn trả miếng”…
Ngài dẫn ra nhiều nguyên nhân dẫn đến những thảm trạng trên như gia đình, xã hội và đặc biệt nó đến từ nhà trường, ngài tiếp “ Giới trẻ ngày nay phải chịu cơn “ suy dinh dưỡng tâm hồn” nghĩa là giới trẻ không được cung cấp những thứ chất dinh dưỡng mà họ cần. Các nhà giáo dục không quan tâm đến nhu cầu thiết yếu của học sinh. Người ta chỉ nhồi nhét những tư tưởng “đạo đức” theo ý thức hệ, sáo ngữ trống rỗng không có tính thực tế khả thi và có ích cho cuộc sống làm người. Những môn học tư tưởng, chính trị thì nặng nề về nội dung, áp đặt về chương trình và lạc hậu về phương pháp. Thảm hại hơn, môn học lịch sử có vai trò “ ôn cố tri tân”, học lịch sử để học làm người, dạy sử để giáo dục nhân bản và gia phong cùng những phong tục tập quán của quê hương đất nước. Thế nhưng đáng buồn và bất bình thường khi “dân ta không muốn học sử ta”, “ Thầy không muốn dạy, mà trò cũng không muốn học”. Lịch sử trở nên gánh nặng, lịch sử bị chính trị hoá, lịch sử không đúng nghĩa của nó mà được biến thành công cụ phục vụ cho chính trị, chính vì thế lịch sử đã trở nên chàm chán. Ngài còn trưng dẫn “ Sự áp đặt của sách giáo khoa, chủ trương giáo điều bóp méo sự kiện lịch sử để thực hiện chính sách ngắn hạn, ở “lỗi nhận định” và cách đánh giá “lệch chuẩn” của công tác nghiên cứu, cũng như dạy sử ở nước ta suốt mấy thập niên qua”. (“Còn chăng dạy sử để dạy người?” Tg và gd. GM. Nguyễn Thái Hợp. O.P).
Sau những trích dẫn ngài kêu gọi anh chị em GLV.
“ Thưa các thầy cô GLV! Thà thắp lên một ngọn đuốc còn hơn là nguyền rủa bóng tối. Chúng ta không ai khác phải xắn tay vãn hồi thảm trạng này. Trách nhiệm sứ vụ của chúng ta không phải là dễ dàng. Chúa gọi chúng ta làm ngôn sứ cho Chúa trong bối cảnh nhiều khó khăn và lắm thử thách, đòi buộc chúng ta phải cố gắng hơn nữa, hy sinh hơn nữa và quảng đại hơn nữa để giúp con em chúng ta vượt qua giai đoạn hiểm nghèo này. Ngài nhận định tiếp “… Chính các thầy các cô GLV là cánh tay đắc lực, nối dài của cha xứ. Giáo hội đang cần và đặt niềm tin tưởng phó thác nơi các thầy, cô, ngài trích dẫn lờì của Đức cố Giáo Hoàng Gioan II nhắn gửi các Đức Giám Mục Việt Nam rằng: “ cùng cho tôi gửi lời chào thăm hỏi tất cả các thầy cô giáo lý viên, nói với họ rằng: Đức Giáo Hoàng luôn cầu nguyện cho họ và khích lệ họ đảm nhận những thách đố của Tin Mừng đề ra, noi gương các thánh, nhất là các thánh tử đạo đã đi trước trên con đường đức tin, và máu các vị đổ ra vẫn còn là hạt giống sinh sự sống cho đất nước”…
Cuối cùng ngài tri ân Quý thầy cô GLV rằng: “ Tôi chân thành biết ơn vì sự hy sinh công việc riêng tư, không quản ngại thời tiết bất thuận, đường xá xa xôi và nhiều khó khăn khác đã về đây đông đủ thế này. Sự hiện diện của các thầy cô nói lên sự quan tâm thao thức trăn trở trong cuộc sống giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ. Các thầy cô là những người nhiệt tâm hăng say và yêu mến phục vụ Giáo hội hơn ai hết, Giáo hội có quyền đặt niềm tin và hy vọng nơi các thầy cô là những người chăm lo vườn nho của Chúa. Chính các thầy cô là cánh tay đắc lực của Giáo hội, trực tiếp xây dựng và kiến tạo những tâm hồn thánh thiện đẹp lòng Chúa. Giáo hội đặt niềm hy vọng nơi thầy cô trong việc hướng dẫn thế hệ trẻ khỏi hố diệt vong. Dĩ nhiên mình không tự hào cho tất cả những thành quả là do công sức của mình. Đó là công việc của Chúa. Tất cả là của Chúa. Nhưng chúng ta cũng phải vui mừng vì mình đang là công cụ sắc bén trong bàn tay của Chúa”.
Ngài cũng xin gửi tới những gia đình đã tạo điều kiện để các giáo lý viên, phụ huynh được an tâm tập huấn, những ân nhân, những gia đình và hết mọi người đã chung tay góp vào cho tuần tập huấn.
Những tràng pháo tay vang dội, những bó hoa ân tình được kính tặng trao ban, lời bài hát lại được anh chị em cất lên đầy sức sống và hào hùng như xung trận “ Đẹp thay ôi đẹp thay…”.
Kết thúc nghi thức khai mạc là giờ chầu suy niệm do các giảng viên giáo phận chủ trì và chương trình học chung các chủ đề mở rộng thêm kiến thức tín giáo lý được các thầy, các Soeur giảng viên của đoàn giáo phận chuyển tải. Những giờ học riêng từng khối đã được các giảng viên giáo phận đi vào chi tiết, lồng ghép các nghiệp vụ sư phạm, làm cho các thầy cô GLV hiểu biết thêm, làm giàu thêm cho hành trang của mình. Tối ngày 22/2, ngày thứ hai của tuần tập huấn là đêm gặp gỡ và giải đáp những vấn nạn, những thắc mắc của GLV đã viết trên trang giấy và gửi về đoàn giảng viên trước đó, suốt 3 tiếng đồng hồ những câu hỏi những vấn nạn được cha trưởng đoàn Antôn Nguyễn Quang Tuấn và cha đặc trách giáo lý hạt Phalô Nguyễn Xuân Tính cùng các thầy cô giảng viên giáo phận thay nhau trả lời, giải đáp thật sôi nổi.
“Cuộc vui nào cũng có hồi kết” Hôm nay phải nói được là “ Ngày ra phòng của các chiến sĩ trung kiên của Chúa Thánh Thần”. Sau ba ngày tập huấn, học hỏi cầu nguyện và tĩnh tâm của đội ngụ GLV và phụ huynh. Được bế mạc trước Thánh Thể Chúa Giê-su trong lời kinh GLV và lời hứa quyết tâm. Anh chị em GLV và phụ huynh như được tiếp thêm sức mạnh để ra đi rao giảng Tin Mừng và làm tròn sứ mạng Chúa giao. Những cái bắt tay xiết chặt tạm biệt chẳng muốn rời, bài hát “ Phút tạm biệt đã đến rồi…” cùng với những nhịp vỗ tay, những vẫy chào theo làn điệu cứ thế quyến luyến xoắn quyện vào nhau và “ bay toả lan xa… “xin được là ánh đuốc hồng để xua tan tăm tối đêm dài ”… cứ thế họ ôm nhau, bát tay quấn quýt bên nhau không muốn rời xa.
Cảm tạ Chúa đã cùng với chúng con trong những ngày tập huấn vừa qua, xin giúp chúng con chu tròn sứ mạng mà Chúa và Giáo hội trao ban.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Tân Lộc, trụ sở của giáo hạt năm nay lại được vui mừng đón tiếp tất cả anh chị em giáo lý viên và nhiều phụ huynh đứng lớp (Phó tế cho giáo lý viên) cùng tấp nập nhộn nhịp từ các xứ Làng Anh, Lộc Mỹ, Lập Thạch nấp nập về giáo xứ Tân Lộc, trước đó Ban tổ chức, Ban giáo lý giáo hạt đã lên chương trình cho tuần tập huấn, nhắm mượn những gia đình trên địa bàn giáo họ Tân Lộc để các giáo xứ về tập huấn có chỗ ăn chỗ nghỉ. Mới 5h sáng ngày 21/2 các gia đình trong giáo họ trị sở đã chuẩn bị đón tiếp anh chị em và các ban ngành của các xứ bạn về tập huấn. Lòng hiếu khách và lòng hy sinh vì Giáo Hội và vì Nước Trời nơi nhiều gia đình, bà con đã ưu ái nhường và dọn những phòng ngủ tươm tất đón khách, để các giáo lý viên an tâm tập huấn.
Đúng 7h30 anh chị em giáo lý viên và phụ huynh đã tập trung đầy đủ để đón đoàn giảng viên của giáo phận. Gần 250 GLV và phụ huynh cùng tất cả các HĐMV các giáo xứ, giáo họ và Ban giáo lý từ giáo hạt trở xuống của các giáo xứ, nhiều thanh niên và những người giáo dân muốn tìm hiểu về giáo lý cũng tham dự. Ba gian trên của nhà thờ xứ Tân Lộc được cắm nêu quy định cho các giáo xứ đã xếp ngồi đầy đủ. Chào mừng đoàn giáo phận bằng một bài kèn hơi dài do đội nhạc hơi gia đình Thánh Tâm giáo xứ trị sở, mười giáo lý viên trên tay cầm 10 bó hoa tươi thắm chúc mừng với bài hát “ …Đẹp thay, ôi đẹp thay những bước chân…”. Sau phần giới thiệu của Ban tổ chức là diện văn của Cha quản hạt Martinô Nguyễn Xuân Hoàng, ngài vừa là cha quản hạt, quản xứ nhưng lại là cha trưởng Ban giáo lý giáo phận. (trưởng Ban giáo lý đức tin Giáo phận). Ngài cầu chúc sức khoẻ và năm mới trên tất cả mọi người nhất là đội ngũ giáo lý viên, phụ huynh trong toàn hạt
Mở đầu bài diễn văn ngài đã mượn (Ga 2,5) mà rằng “ Có một câu trong kinh thánh làm tôi suy nghĩ và tâm đắc rất nhiều đó là lời dạy bảo có tính chúc thư của Mẹ Maria “ Ngài bảo gì các anh cứ việc làm theo” đây không chỉ là một lời khuyên bảo theo nghĩa thông thường mà hơn bao giờ hết đó là một lệnh truyền. Việc loan báo Tin Mừng Nước Trời và lời mời gọi sám hối canh tân đời sống là một mệnh lệnh rõ ràng truyền cho mọi người phải theo đuổi con đường nên thánh. Và chúng ta là GLV chúng ta đặt sứ mệnh giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ giới bàn tay từ ái của Mẹ Thiên Chúa để Mẹ hướng dẫn, dìu dắt chúng ta trong ơn gọi thánh thiện nhưng đầy khó khăn thử thách này. Hơn ai hết Mẹ là GLV tiên khởi và sáng chói mà hết mọi GLV chúng ta khi nhìn vào cũng có thể học được nơi Mẹ một đời sống chứng nhân và giáo dục đức tin đại tài, chúng ta hãy bám víu vào Mẹ, hãy phó thác nơi Mẹ, hãy mời Mẹ cùng hành động, cùng lên đường với chúng ta trong sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Kytô – con yêu dấu của Mẹ”...
Ngài chứng minh tổng thể thực trạng xã hội ngày nay nhất là một số giới trẻ, ngài tiếp “ Giới trẻ ngày nay, đạo cũng như đời thích chạy đua với những hào nhoáng bên ngoài, theo thời trang, theo mốt, theo thời thượng. Đua đòi theo lối sống tây hoá mà quên đi điều kiện bản thân, gia đình, xã hội mà quan trọng hơn là thiếu đi một nền tảng luân lý đạo đức. Lối sống vụ hình thức, lối sống tiện nghi, lối sống theo kiểu “Mỳ ăn liền” đã trở nên như là phong cách của họ, không sống như thế là không sành điệu, không thể hiện được bản lĩnh và họ cảm thấy không sống như thế thì cuộc đời không đáng sống.
Ảnh hưởng quan niệm duy vật, giới trẻ vật chất hoá mọi giá trị trong cuộc sống. Kể cả những giá trị thuộc lãnh vực tâm linh. Họ lấy tiền bạc vật chất để làm thước đo cho mọi tiêu chuẩn của xã hội. Đồng tiền trở nên ông chủ, có quyền sinh tử, chuyển đổi vận mạng. Sức mạnh của đồng tiền đã làm đảo lộn mọi trật tự xã hội.
Điều ai cũng nhận ra đó là sự tuột dốc không phanh của nền luân lý đạo đức xã hội. Nền móng cương thường đổ nát. Xã hội không còn tôn ty trật tự. Trên sách báo và trên các phương tiện thông tin đại chúng cập nhật hàng ngày, hàng giờ bao nhiêu là vụ việc đau lòng.: Con giết cha, cháu giết chú, trò giết thầy cô, anh em chém giết lẫn nhau… xảy ra như chuyện thường tình. Mà nguyên nhân của tất cả những việc đáng tiếc ấy không gì khác là sự ích kỷ, hẹp hòi, gian tham, đố kỵ của bản thân, không muốn ai làm ảnh hưởng đến bát cơm manh áo của mình. Tinh thần bao dung tha thứ được thay bằng phương pháp “ Búa và liềm”, “ăn đòn trả miếng”…
Ngài dẫn ra nhiều nguyên nhân dẫn đến những thảm trạng trên như gia đình, xã hội và đặc biệt nó đến từ nhà trường, ngài tiếp “ Giới trẻ ngày nay phải chịu cơn “ suy dinh dưỡng tâm hồn” nghĩa là giới trẻ không được cung cấp những thứ chất dinh dưỡng mà họ cần. Các nhà giáo dục không quan tâm đến nhu cầu thiết yếu của học sinh. Người ta chỉ nhồi nhét những tư tưởng “đạo đức” theo ý thức hệ, sáo ngữ trống rỗng không có tính thực tế khả thi và có ích cho cuộc sống làm người. Những môn học tư tưởng, chính trị thì nặng nề về nội dung, áp đặt về chương trình và lạc hậu về phương pháp. Thảm hại hơn, môn học lịch sử có vai trò “ ôn cố tri tân”, học lịch sử để học làm người, dạy sử để giáo dục nhân bản và gia phong cùng những phong tục tập quán của quê hương đất nước. Thế nhưng đáng buồn và bất bình thường khi “dân ta không muốn học sử ta”, “ Thầy không muốn dạy, mà trò cũng không muốn học”. Lịch sử trở nên gánh nặng, lịch sử bị chính trị hoá, lịch sử không đúng nghĩa của nó mà được biến thành công cụ phục vụ cho chính trị, chính vì thế lịch sử đã trở nên chàm chán. Ngài còn trưng dẫn “ Sự áp đặt của sách giáo khoa, chủ trương giáo điều bóp méo sự kiện lịch sử để thực hiện chính sách ngắn hạn, ở “lỗi nhận định” và cách đánh giá “lệch chuẩn” của công tác nghiên cứu, cũng như dạy sử ở nước ta suốt mấy thập niên qua”. (“Còn chăng dạy sử để dạy người?” Tg và gd. GM. Nguyễn Thái Hợp. O.P).
Sau những trích dẫn ngài kêu gọi anh chị em GLV.
“ Thưa các thầy cô GLV! Thà thắp lên một ngọn đuốc còn hơn là nguyền rủa bóng tối. Chúng ta không ai khác phải xắn tay vãn hồi thảm trạng này. Trách nhiệm sứ vụ của chúng ta không phải là dễ dàng. Chúa gọi chúng ta làm ngôn sứ cho Chúa trong bối cảnh nhiều khó khăn và lắm thử thách, đòi buộc chúng ta phải cố gắng hơn nữa, hy sinh hơn nữa và quảng đại hơn nữa để giúp con em chúng ta vượt qua giai đoạn hiểm nghèo này. Ngài nhận định tiếp “… Chính các thầy các cô GLV là cánh tay đắc lực, nối dài của cha xứ. Giáo hội đang cần và đặt niềm tin tưởng phó thác nơi các thầy, cô, ngài trích dẫn lờì của Đức cố Giáo Hoàng Gioan II nhắn gửi các Đức Giám Mục Việt Nam rằng: “ cùng cho tôi gửi lời chào thăm hỏi tất cả các thầy cô giáo lý viên, nói với họ rằng: Đức Giáo Hoàng luôn cầu nguyện cho họ và khích lệ họ đảm nhận những thách đố của Tin Mừng đề ra, noi gương các thánh, nhất là các thánh tử đạo đã đi trước trên con đường đức tin, và máu các vị đổ ra vẫn còn là hạt giống sinh sự sống cho đất nước”…
Cuối cùng ngài tri ân Quý thầy cô GLV rằng: “ Tôi chân thành biết ơn vì sự hy sinh công việc riêng tư, không quản ngại thời tiết bất thuận, đường xá xa xôi và nhiều khó khăn khác đã về đây đông đủ thế này. Sự hiện diện của các thầy cô nói lên sự quan tâm thao thức trăn trở trong cuộc sống giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ. Các thầy cô là những người nhiệt tâm hăng say và yêu mến phục vụ Giáo hội hơn ai hết, Giáo hội có quyền đặt niềm tin và hy vọng nơi các thầy cô là những người chăm lo vườn nho của Chúa. Chính các thầy cô là cánh tay đắc lực của Giáo hội, trực tiếp xây dựng và kiến tạo những tâm hồn thánh thiện đẹp lòng Chúa. Giáo hội đặt niềm hy vọng nơi thầy cô trong việc hướng dẫn thế hệ trẻ khỏi hố diệt vong. Dĩ nhiên mình không tự hào cho tất cả những thành quả là do công sức của mình. Đó là công việc của Chúa. Tất cả là của Chúa. Nhưng chúng ta cũng phải vui mừng vì mình đang là công cụ sắc bén trong bàn tay của Chúa”.
Ngài cũng xin gửi tới những gia đình đã tạo điều kiện để các giáo lý viên, phụ huynh được an tâm tập huấn, những ân nhân, những gia đình và hết mọi người đã chung tay góp vào cho tuần tập huấn.
Những tràng pháo tay vang dội, những bó hoa ân tình được kính tặng trao ban, lời bài hát lại được anh chị em cất lên đầy sức sống và hào hùng như xung trận “ Đẹp thay ôi đẹp thay…”.
Kết thúc nghi thức khai mạc là giờ chầu suy niệm do các giảng viên giáo phận chủ trì và chương trình học chung các chủ đề mở rộng thêm kiến thức tín giáo lý được các thầy, các Soeur giảng viên của đoàn giáo phận chuyển tải. Những giờ học riêng từng khối đã được các giảng viên giáo phận đi vào chi tiết, lồng ghép các nghiệp vụ sư phạm, làm cho các thầy cô GLV hiểu biết thêm, làm giàu thêm cho hành trang của mình. Tối ngày 22/2, ngày thứ hai của tuần tập huấn là đêm gặp gỡ và giải đáp những vấn nạn, những thắc mắc của GLV đã viết trên trang giấy và gửi về đoàn giảng viên trước đó, suốt 3 tiếng đồng hồ những câu hỏi những vấn nạn được cha trưởng đoàn Antôn Nguyễn Quang Tuấn và cha đặc trách giáo lý hạt Phalô Nguyễn Xuân Tính cùng các thầy cô giảng viên giáo phận thay nhau trả lời, giải đáp thật sôi nổi.
“Cuộc vui nào cũng có hồi kết” Hôm nay phải nói được là “ Ngày ra phòng của các chiến sĩ trung kiên của Chúa Thánh Thần”. Sau ba ngày tập huấn, học hỏi cầu nguyện và tĩnh tâm của đội ngụ GLV và phụ huynh. Được bế mạc trước Thánh Thể Chúa Giê-su trong lời kinh GLV và lời hứa quyết tâm. Anh chị em GLV và phụ huynh như được tiếp thêm sức mạnh để ra đi rao giảng Tin Mừng và làm tròn sứ mạng Chúa giao. Những cái bắt tay xiết chặt tạm biệt chẳng muốn rời, bài hát “ Phút tạm biệt đã đến rồi…” cùng với những nhịp vỗ tay, những vẫy chào theo làn điệu cứ thế quyến luyến xoắn quyện vào nhau và “ bay toả lan xa… “xin được là ánh đuốc hồng để xua tan tăm tối đêm dài ”… cứ thế họ ôm nhau, bát tay quấn quýt bên nhau không muốn rời xa.
Cảm tạ Chúa đã cùng với chúng con trong những ngày tập huấn vừa qua, xin giúp chúng con chu tròn sứ mạng mà Chúa và Giáo hội trao ban.