Đám cháy tàn bạo ở Nhà Thờ Notre-Dame đã được dập tắt sau khi gây ra một thiệt hại vật chất kinh hoàng. Lần đầu tiên trong lịch sử chính trị và tôn giáo của thế kỷ này, một đám cháy Nhà Thờ đã được cả thế giới theo dõi một cách đầy xúc động, khiến cho giới truyền thông thế giới cũng phải tường thuật một cách hết sức cảm kích, như một thảm kịch cho nhân loại nói chung.
Những người có liên hệ tới Nhà Thờ Notre-Dame rơi lệ là điều đương nhiên, vì họ cảm thấy một phần đời họ dường như cũng đã bị ngọn lửa tàn bạo thiêu rụi. Bản thân chúng tôi cũng từng dành mấy buổi ban mai, lúc hừng đông mới ló, để chụp các cửa kính mầu cùng khắp chung quanh ngôi thánh đường cổ kính, một bài giáo lý khổng lồ cho những giáo dân không học thời Trung Cổ lẫn thế hệ mê mẩn hình ảnh thời nay. Rất may, phần lớn cửa kính mầu ấy, theo tin tức đăng tải, đã được cứu vãn.
Dự án tái thiết đã được chính thức khởi diễn với lời cam kết của Tổng Thống Macron: “Chúng ta sẽ tái thiết Nhà Thờ Notre-Dame, một chiến dịch lạc quyên thế giới sẽ khởi sự ngay ngày hôm sau”. Cho đến nay, theo tin báo chí, qũy tái thiết đã lên đến hơn nửa tỷ đồng Euro và lời kêu gọi đã được đưa ra mời gọi các kiến trúc sư quốc tế tham gia chiến dịch. UNESCO, Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc, tức cơ quan quản trị các Di Sản Thế Giới, trong đó, tất nhiên có Nhà Thờ Notre-Dame, đã tuyên bố “sẽ sát cạnh với nhân dân Pháp” trong chiến dịch này. Tổng Thống Trump vừa đoan hứa với Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Macron sẽ dành "các chuyên viên danh tiếng của chúng tôi cho việc trùng tu và xây dựng” ngôi thánh đường này.
Đài BBC nhấn mạnh tới một khía cạnh khác của “việc trùng tu và xây dựng” trên khi tường thuật cuộc phỏng vấn tại chỗ với một đoàn viên một ca đoàn tới cầu sông Seine dâng lời ca tha thiết khẩn xin Mẹ Chúa Trời phù hộ ngôi thánh đường vốn được dâng kính ngài từ hơn 800 năm nay. Đoàn viên này nói rằng, như Đức Tổng Giám Mục Aupetit đã nói, Nhà thờ sẽ được tái thiết và đức tin sẽ được tái sinh. Dĩ nhiên, không chỉ trong trái tim anh mà trong trái tim con người hiện đại nói chung.
Niềm lạc quan trên được phát biểu lúc ngọn lửa vẫn còn đang bừng bừng trên nóc Nhà Thờ Notre-Dame chỉ có thể hiểu được trong khung cảnh Tuần Thánh lúc người Công Giáo và người Kitô Giáo nói chung đang chuẩn bị cùng Thầy Chí Thánh bước từ Thập Giá tới vinh quang Phục Sinh.
Trên VietcatholicNews, Phan du Sinh cho phổ biến bài “The Church in ruins” của Cha Ed Tomlinson viết về biến cố hỏa hoạn này hình như không nhấn mạnh nhiều tới khía cạnh lạc quan ấy. Cha Tomlinson viết rất đúng: “... Các thiệt hại cho di sản Kitô giáo của Pháp đã lan rộng và tàn phá kể từ đầu năm. Các phương tiện truyền thông chính thống dường như không có xu hướng đưa tin về nó nhiều nhưng nhiều nhà thờ đã bị đốt cháy và phạm thánh trên khắp nước Pháp bởi những kẻ thù với đức tin. Vào tháng Ba, Nhà thờ St. Sulpice ở Paris đã bị hư hại do hỏa hoạn. Vào tháng Hai, cây thánh giá trung tâm ở Nhà thờ Notre-Dame des Enfants ở Nimes đã bị vấy bẩn bằng phân người và nhà tạm bị cạy ra để ném Mình thánh vào đống rác hôi thối. Cùng tháng đó, Nhà thờ Thánh Alain ở Lavaur đã bị hư hại bởi hỏa hoạn cùng với khoảng 20 nhà thờ khác trên khắp nước Pháp. Ngoài ra, các bức tượng đã bị đập vỡ và các nhà tạm bị phá huỷ để xúc phạm đến Mình thánh Chúa. Mỗi một trường hợp phá hoại đáng buồn này đã chạm đến chính con tim của đạo Công Giáo ở Pháp”.
Cả việc Tổng Thống Macron có thể có chiều hướng khác trong cố gắng “tái thiết” mà thực ra là “tân thiết” Nhà Thờ Notre-Dame theo cung cách “hiện đại” cũng là điều đáng lo ngại. Đáng lo ngại cả đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cho nên trong điện văn gửi Đức Tổng Giám Mục Aupetit, Đức Phanxicô nói rằng: “Tôi ... bày tỏ hy vọng rằng, nhờ công trình tái thiết và sự huy động tất cả mọi người, nhà thờ chính tòa Đức Bà này có thể tái trở thành bảo vật đẹp đẽ giữa lòng thành phố, dấu chỉ đức tin của những người xây dựng, nhà thờ mẹ của giáo phận Đức Cha, và là gia sản kiến trúc và tinh thần của Paris, của nước Pháp và của nhân loại”. Ngài nhấn mạnh tới tính “bảo vật” và “gia sản” của nó.
Nhưng liệu hai đặc tính ấy có quan thiết bằng “đức tin tái sinh” hay không? Hình như không quan thiết bằng. Người ta hy vọng rằng nhờ biến cố này, nhiều người sẽ như Charles Lewis, một người Gia Nã Đại, tự mô tả mình “Tôi thờ Nữ Thần Lý Trí, cho đến ngày gặp được Thiên Chúa của Lòng Xót Thương tại Nhà Thờ Notre-Dame”. Thiên Chúa Xót Thương này không ngự ở tòa tháp (spire) cho bằng ở trong tòa giải tội, điều đã kéo chú ý của Lewis sau khi anh từ toà tháp đi xuống!
Và do đó, cũng đúng như Cha Tomlinson đã viết “Thảm họa thường mang đến điều tích cực bất ngờ”. Điều bất ngờ ấy chính là mối xúc động chân thành của bất cứ người nào từng biết đến địa danh Notre-Dame de Paris khi nó bốc cháy và tòa tháp vời vợi của nó sụp đổ dưới sức nóng tàn bạo của hỏa hào. Tổng Thống Macron nói rất đúng: kể cả những người chưa bao giờ bước chân vào đó. Có thể nói thêm: cả những người vì lý do này hay lý do nọ không thích bước vào đó. Điều bất ngờ nữa là giới truyền thông thế giới. Đúng như Cha Tomlinson viết trước đây truyền thông ít khi tường thuật về các vụ cháy nhà thờ, kể cả Nhà Thờ St Sulpice, vốn là nhà thờ lớn thứ hai của Paris.
Và điều trên đã khiến Clemente Lisi, giáo sư báo chí tại King’s College, đặt câu hỏi “If churches keep getting vandalized in France, should American news outlets cover the story?” (Nếu các nhà thờ tiếp tục bị phá hoại ở Pháp, các cơ quan tin tức của Hoa Kỳ có nên tường thuật câu truyện hay không?) trên https://www.getreligion.org/getreligion/2019/4/10/is-it-a-story-if-french-churches-are-vandalized.
Dĩ nhiên là ông trả lời: nên, nên tường thuật, một điều mà cũng như Cha Tomlinson, ông cho rằng từ trước đến nay, báo chí Hoa kỳ khá lơ là. Như tờ New York Times chẳng hạn không hề đề cập tới vụ hỏa họan xẩy ra cho Nhà Thờ St Sulpice. Nhưng đến Nhà Thờ Notre-Dame, thì họ không thể làm ngơ được nữa. Tờ này, cũng như mọi cơ quan truyền thông của Hoa Kỳ, đã nói đến vụ hỏa họan tại Notre-Dame một cách đầy thương cảm, ngay ở tựa đề bài báo: “Fire Mauls Beloved Notre-Dame Cathedral in Paris” (Lửa bầm dập Nhà Thờ Chính Tòa Yêu Dấu Notre-Dame ở Paris).
Họ viết: “Nhà thờ chính tòa Notre-Dame, biểu tượng vẻ đẹp và lịch sử của Paris, đã thành sẹo bởi ngọn lửa lớn vào chiều tối Thứ Hai khiến tòa tháp mảnh mai của nó sụp đổ, làm thâm tím bầu trời Paris đầy khói và làm nản lòng một kinh thành vừa được vực dậy sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động.
“Cảnh tượng các ngọn lửa phóng ra từ mái gỗ của nhà thờ chính tòa – tòa tháp của nó rực đỏ rồi biến thành gần như một đống than – làm ngỡ ngàng hàng ngàn khách bàng quan tụ tập dọc bờ sông Seine và đứng chật cứng ở công trường gần Tòa Đô Chính, thở dốc, lấy tay che miệng trong kinh hoàng và lau vội nước mắt tuôn rơi".
Pierre Guillaume Bonnet, một giám đốc tiếp thị 45 tuổi, phát biểu: “giống như thể mất đi một thành viên trong chính gia đình mình. Với tôi, thật nhiều kỷ niệm đã cột chặt trong nó”.
Họ nhắc lại lời của Tổng Thống Macron: “Đây là nơi chúng ta đã sống mọi khoảnh khắc vĩ đại của chúng ta, tâm chấn đời chúng ta. Nó là nhà thờ chính tòa của mọi người Pháp” (thực ra, theo France Vight Quatre, có tờ báo Tây Ban Nha còn gọi nó là nhà thờ chính tòa của cả Âu Châu, và căn cứ vào phát biểu của UNESCO, phải nói nó là nhà thờ chính tòa của mọi con người trên thế giới từng mang nợ nền văn minh Pháp Công Giáo).
New York Times nhận định “là viên ngọc qúy của kiến trúc Gôtích Trung Cổ xây từ các thế kỷ 12 và 13, Notre-Dame là một địa mốc không những đối với Paris, nơi nó an vị vững chắc nhưng duyên dáng ở chính trung tâm kinh thành (báo La Croix gọi nó là trái tim thành phố: le Coeur en Cendres), mà còn đối với toàn thế giới. Nhà thờ chính tòa được vào khoảng 13 triệu người viếng thăm hàng năm”.
New York Times tiếp tục tường thuật: khi lửa bùng lên từ Notre-Dame, “Du khách và cư dân cùng đứng im lặng, lấy điện thoại ra gọi cho người thân. Các người Paris có tuổi bắt đầu khóc, than thở sao bảo vật quốc gia của họ lại có thể bị hủy một cách nhanh chóng như thế”.
“Jean-Louis Martin, 56, quê ở Dijon, miền Đông nước Pháp, hiện đang làm việc tại Đại Học Genève, thở dốc khi thấy ngọn lửa bùng lên. Ông nói “Nó làm tôi đau lòng. Không còn lời nào để nói. Thật kinh hoàng”. Pierre-Eric Timovillas, 32 tuổi, thảm não hơn “Paris bị chặt đầu”.
Linh mục Edward W. Schmidt, Dòng Tên, viết trên America ngày 16 tháng Tư, ví Notre-Dame như thỏi nam châm thu hút người Công Giáo. “Nhưng cả các du khách nữa, các cá nhân thuộc các tín ngưỡng khác hay không có tín ngưỡng nào, tò mò vì nghệ thuật và lịch sử của nó, vẻ tráng lệ của nó và cả mầu nhiệm của nó nữa. Thật dễ tin rằng rất ít các du khách này không xúc động trước đức tin từng đã tưởng nghĩ, xây dựng và bảo trì nơi này sống động qua nhiều thế kỷ”.
Cha nhắc lại chuyện cách nay 20 năm, vở nhạc kịch “Notre-Dame de Paris”, dựa trên các trước tác của văn hào Victor Hugo, đã được trình diễn tại Paris, sau đó, trình diễn khắp Âu Châu. Trong vở kịch này, người ca sĩ đã hát rằng “Đã đến thời các nhà thờ chính tòa, khi thế giới bước vào thời đại mới”. Anh hát tiếp: các nghệ sĩ vô danh “in rock and in rhymes” (bằng đá và vần điệu) đã tạo nên thời đại họ. Họ dựng cao những cây cột tỏa thành những vòng cung nhọn nâng đỡ các mái thánh đường cao vút. Họ “muốn trèo lên tới tận các vì sao, viết chuyện họ vào kiếng và đá”. Josh Groban đã viết thành bài ca bất hủ của anh bằng tiếng Pháp trong cuốn album “Stages”.
Cha nhận định: “Họ xây dựng không phải chỉ là một ngôi nhà; nó còn là nghệ thuật, chuyện kể và sự sống. Họ đã sống cả đời cử hành đức tin của họ, đức tin của gia đình họ, của các thành phố họ. Nhờ thế, họ chia sẻ đức tin ấy với các thế hệ tương lai. Ở Paris, điều này đã tiếp diễn trong 850 năm nay”.
Linh mục Gerald O’Collins thì nhắc lại vở kịch “Murder in the Cathedral” của T. S. Eliot, trong đó, Thánh Thomas à Becket, khi thấy những kẻ giết mình tiến vào Nhà Thờ Chính Tòa, đã lớn tiếng hô “Hãy mở then cửa! Hãy mở rộng các cửa! Tôi không muốn thấy nhà cầu nguyện, nhà thờ của Chúa Kitô, đền thánh, trở thành một pháo đài... Nhà thờ sẽ phải rộng mở, cho cả các kẻ thù của chúng ta. Hãy mở rộng cửa!”.
Và ở cuối vở kịch, ca đoàn phụ nữ hát rằng: “vì bất cứ khi nào một vị thánh đã ở, bất cứ khi nào một vị tử đạo đã hiến máu mình vì máu Chúa Kitô, ở đấy là đất thánh, và sự thánh thiện sẽ không rời khỏi. Dù nhiều đội quân đã dẵm nát nó, dù khách du đến với sách hướng dẫn nhìn nó soi mói”.
Cái chết của ngài biến nhà thờ chính tòa Canterbury thành một trung tâm hành hương muôn thuở.
Cha có nhắc đến Paul Claudel và giờ kinh Phụng Vụ ông tình cờ tham dự ở Notre-Dame de Paris năm 1886, lúc “trái tim ông được đánh động và ông tin”.
Trên đây, chúng tôi có nhắc đến Charles Lewis với bài “Tôi thờ Nữ Thần Lý Trí, cho đến ngày gặp được Thiên Chúa của Lòng Xót Thương tại Nhà Thờ Notre-Dame”. Theo cha O’Collins, Nữ Thần Lý Trí chính là nữ thần được Cách Mạng Pháp đặt tại Notre-Dame. Bức tượng đó mất lâu rồi khi Lewis viếng thăm Notre-Dame.
John Allen thì ví biến cố Notre-Dame với biến cố 11 tháng 9, lúc Tòa Tháp Đôi ở New York sụp đổ trong biển lửa. Lúc ấy, báo chí thế giới đồng loạt chạy hàng tít ít nhiều có nghĩa “Nay chúng ta hết thẩy đều là người Hoa Kỳ”, có ý nói: tấn công vào Tòa Tháp Đôi không chỉ tấn công vào Hoa Kỳ mà là vào chính nền văn minh. Ngày nay cũng thế, trước trận hỏa hào ở Notre-Dame làm sụp tòa tháp Gôtích của nó, người Công Giáo nói chung đều muốn nói “Nay chúng ta hết thẩy đều là người Paris”. Thực vậy, Notre-Dame đã “vượt lên trên mọi quốc tịch và văn hóa”.
Allen nhắc đến tính “vượt lên trên” đó bằng việc thuật lại vị Hồng Y quá cố Jean-Marie Lustiger, cựu Tổng Giám Mục Paris, người từ Do Thái Giáo trở lại Công Giáo, từng nói rằng mặt tiền Notre-Dame trưng bầy tượng của 28 vị vua Do Thái, như một cách các nhà thiết kế bầy tỏ lòng biết ơn cộng đồng Do Thái ở Paris đã hỗ trợ tài chánh cho việc xây dựng nguyên thủy.
Allen cũng tường thuật lời tuyên bố của Tổng Thống Ba Lan Andrzej Duda: “Tôi xác tín rằng việc tái thiết Nhà Thờ Chính Tòa (Notre-Dame) có thể trở thành một biểu tượng của việc xây dựng lại Âu Châu trên các nền tảng chân thực, lịch sử, Do Thái – Kitô Giáo của nó”.
Thiển nghĩ không chỉ Âu Châu mà thôi mà là khắp chốn, ít nhất trong hàng ngũ Công Giáo hoàn cầu. Cũng nên nhớ, Notre-Dame hiện là sở hữu của nước Pháp. Chính phủ Pháp hàng năm chi ra khoảng 2 triệu Euro để bảo trì nó. Tuy nhiên, trong tâm thức, nó là một phần của gia bảo nhân loại.
Associate Press đánh đi một bài viết cảm kích của Danica Kirka và Elaine Ganley: “Trong một hành vi đoàn kết và hy vọng đột xuất, người Paris và du khách...cùng đến với nhau để cầu nguyện cho Notre-Dame... Ngọn lửa đang vùi giập Notre-Dame đem ký ức và sầu buồn đến người khắp thế giới đã từng nhìn hoặc mơ được thấy ngôi nhà thờ nổi tiếng vì các lính canh được tạc vào ống máng và vị trí của nó trong lịch sử văn chương”.
Trong chiều hướng tái sinh đức tin, Ross Douthat, một bỉnh bút của New York Times, người mà báo giới vẫn xếp vào hàng Công Giáo bảo thủ, cho rằng “Notre-Dame của Paris là một tòa kỷ niệm giờ phút hết sức chiến thắng của tổng hợp Công Giáo: nền văn hóa Trung Cổ, cuộc phục hưng trước Phong Trào Phục Hưng, vừa có tính Rôma vừa có tính Đức, nhưng cả hai được Kitô giáo biến đổi, nền văn minh lai giống mới hiện thân trong sự ngổn ngang trùm phủ, phức tạp, nhưng hết sức rực rỡ của nhà thờ chính tòa”.
Thế kỷ 21 của Công Giáo đang thiếu một tổng hợp như trên. Douthat thú thực ông thuộc phe bảo thủ chỉ sợ Kitô giáo cấp tiến kết cục giống như nhà thờ chính tòa sau trận hỏa hào: chỉ hoành tráng ở bên ngoài mà bên trong thì rỗng tuếch. Ông cũng sợ một “chiến thắng” của bảo thủ sẽ biến Giáo Hội thành một nhà thờ chính tòa vĩ đại nhưng với người ngoài chỉ là một bảo tàng viện!
Ông ước mong mọi người Công Giáo “nhìn lại xem tổ tiên ta đã làm gì và xét xem làm điều ấy lại, xây dựng lại có nghĩa gì, để có thể để lại một điều gì đó sẽ tồn tại cả hàng nghìn năm mà vẫn có những người đàn ông và đàn bà đứng hát ‘Salve Regina’ (Lạy Nữ Vương) ở bên ngoài các bức tường xây theo hình thập giá, như người dân Paris làm tối nay khi Notre-Dame bị thiêu rụi”.
Những người có liên hệ tới Nhà Thờ Notre-Dame rơi lệ là điều đương nhiên, vì họ cảm thấy một phần đời họ dường như cũng đã bị ngọn lửa tàn bạo thiêu rụi. Bản thân chúng tôi cũng từng dành mấy buổi ban mai, lúc hừng đông mới ló, để chụp các cửa kính mầu cùng khắp chung quanh ngôi thánh đường cổ kính, một bài giáo lý khổng lồ cho những giáo dân không học thời Trung Cổ lẫn thế hệ mê mẩn hình ảnh thời nay. Rất may, phần lớn cửa kính mầu ấy, theo tin tức đăng tải, đã được cứu vãn.
Dự án tái thiết đã được chính thức khởi diễn với lời cam kết của Tổng Thống Macron: “Chúng ta sẽ tái thiết Nhà Thờ Notre-Dame, một chiến dịch lạc quyên thế giới sẽ khởi sự ngay ngày hôm sau”. Cho đến nay, theo tin báo chí, qũy tái thiết đã lên đến hơn nửa tỷ đồng Euro và lời kêu gọi đã được đưa ra mời gọi các kiến trúc sư quốc tế tham gia chiến dịch. UNESCO, Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc, tức cơ quan quản trị các Di Sản Thế Giới, trong đó, tất nhiên có Nhà Thờ Notre-Dame, đã tuyên bố “sẽ sát cạnh với nhân dân Pháp” trong chiến dịch này. Tổng Thống Trump vừa đoan hứa với Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Macron sẽ dành "các chuyên viên danh tiếng của chúng tôi cho việc trùng tu và xây dựng” ngôi thánh đường này.
Đài BBC nhấn mạnh tới một khía cạnh khác của “việc trùng tu và xây dựng” trên khi tường thuật cuộc phỏng vấn tại chỗ với một đoàn viên một ca đoàn tới cầu sông Seine dâng lời ca tha thiết khẩn xin Mẹ Chúa Trời phù hộ ngôi thánh đường vốn được dâng kính ngài từ hơn 800 năm nay. Đoàn viên này nói rằng, như Đức Tổng Giám Mục Aupetit đã nói, Nhà thờ sẽ được tái thiết và đức tin sẽ được tái sinh. Dĩ nhiên, không chỉ trong trái tim anh mà trong trái tim con người hiện đại nói chung.
Niềm lạc quan trên được phát biểu lúc ngọn lửa vẫn còn đang bừng bừng trên nóc Nhà Thờ Notre-Dame chỉ có thể hiểu được trong khung cảnh Tuần Thánh lúc người Công Giáo và người Kitô Giáo nói chung đang chuẩn bị cùng Thầy Chí Thánh bước từ Thập Giá tới vinh quang Phục Sinh.
Trên VietcatholicNews, Phan du Sinh cho phổ biến bài “The Church in ruins” của Cha Ed Tomlinson viết về biến cố hỏa hoạn này hình như không nhấn mạnh nhiều tới khía cạnh lạc quan ấy. Cha Tomlinson viết rất đúng: “... Các thiệt hại cho di sản Kitô giáo của Pháp đã lan rộng và tàn phá kể từ đầu năm. Các phương tiện truyền thông chính thống dường như không có xu hướng đưa tin về nó nhiều nhưng nhiều nhà thờ đã bị đốt cháy và phạm thánh trên khắp nước Pháp bởi những kẻ thù với đức tin. Vào tháng Ba, Nhà thờ St. Sulpice ở Paris đã bị hư hại do hỏa hoạn. Vào tháng Hai, cây thánh giá trung tâm ở Nhà thờ Notre-Dame des Enfants ở Nimes đã bị vấy bẩn bằng phân người và nhà tạm bị cạy ra để ném Mình thánh vào đống rác hôi thối. Cùng tháng đó, Nhà thờ Thánh Alain ở Lavaur đã bị hư hại bởi hỏa hoạn cùng với khoảng 20 nhà thờ khác trên khắp nước Pháp. Ngoài ra, các bức tượng đã bị đập vỡ và các nhà tạm bị phá huỷ để xúc phạm đến Mình thánh Chúa. Mỗi một trường hợp phá hoại đáng buồn này đã chạm đến chính con tim của đạo Công Giáo ở Pháp”.
Cả việc Tổng Thống Macron có thể có chiều hướng khác trong cố gắng “tái thiết” mà thực ra là “tân thiết” Nhà Thờ Notre-Dame theo cung cách “hiện đại” cũng là điều đáng lo ngại. Đáng lo ngại cả đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cho nên trong điện văn gửi Đức Tổng Giám Mục Aupetit, Đức Phanxicô nói rằng: “Tôi ... bày tỏ hy vọng rằng, nhờ công trình tái thiết và sự huy động tất cả mọi người, nhà thờ chính tòa Đức Bà này có thể tái trở thành bảo vật đẹp đẽ giữa lòng thành phố, dấu chỉ đức tin của những người xây dựng, nhà thờ mẹ của giáo phận Đức Cha, và là gia sản kiến trúc và tinh thần của Paris, của nước Pháp và của nhân loại”. Ngài nhấn mạnh tới tính “bảo vật” và “gia sản” của nó.
Nhưng liệu hai đặc tính ấy có quan thiết bằng “đức tin tái sinh” hay không? Hình như không quan thiết bằng. Người ta hy vọng rằng nhờ biến cố này, nhiều người sẽ như Charles Lewis, một người Gia Nã Đại, tự mô tả mình “Tôi thờ Nữ Thần Lý Trí, cho đến ngày gặp được Thiên Chúa của Lòng Xót Thương tại Nhà Thờ Notre-Dame”. Thiên Chúa Xót Thương này không ngự ở tòa tháp (spire) cho bằng ở trong tòa giải tội, điều đã kéo chú ý của Lewis sau khi anh từ toà tháp đi xuống!
Và do đó, cũng đúng như Cha Tomlinson đã viết “Thảm họa thường mang đến điều tích cực bất ngờ”. Điều bất ngờ ấy chính là mối xúc động chân thành của bất cứ người nào từng biết đến địa danh Notre-Dame de Paris khi nó bốc cháy và tòa tháp vời vợi của nó sụp đổ dưới sức nóng tàn bạo của hỏa hào. Tổng Thống Macron nói rất đúng: kể cả những người chưa bao giờ bước chân vào đó. Có thể nói thêm: cả những người vì lý do này hay lý do nọ không thích bước vào đó. Điều bất ngờ nữa là giới truyền thông thế giới. Đúng như Cha Tomlinson viết trước đây truyền thông ít khi tường thuật về các vụ cháy nhà thờ, kể cả Nhà Thờ St Sulpice, vốn là nhà thờ lớn thứ hai của Paris.
Và điều trên đã khiến Clemente Lisi, giáo sư báo chí tại King’s College, đặt câu hỏi “If churches keep getting vandalized in France, should American news outlets cover the story?” (Nếu các nhà thờ tiếp tục bị phá hoại ở Pháp, các cơ quan tin tức của Hoa Kỳ có nên tường thuật câu truyện hay không?) trên https://www.getreligion.org/getreligion/2019/4/10/is-it-a-story-if-french-churches-are-vandalized.
Dĩ nhiên là ông trả lời: nên, nên tường thuật, một điều mà cũng như Cha Tomlinson, ông cho rằng từ trước đến nay, báo chí Hoa kỳ khá lơ là. Như tờ New York Times chẳng hạn không hề đề cập tới vụ hỏa họan xẩy ra cho Nhà Thờ St Sulpice. Nhưng đến Nhà Thờ Notre-Dame, thì họ không thể làm ngơ được nữa. Tờ này, cũng như mọi cơ quan truyền thông của Hoa Kỳ, đã nói đến vụ hỏa họan tại Notre-Dame một cách đầy thương cảm, ngay ở tựa đề bài báo: “Fire Mauls Beloved Notre-Dame Cathedral in Paris” (Lửa bầm dập Nhà Thờ Chính Tòa Yêu Dấu Notre-Dame ở Paris).
Họ viết: “Nhà thờ chính tòa Notre-Dame, biểu tượng vẻ đẹp và lịch sử của Paris, đã thành sẹo bởi ngọn lửa lớn vào chiều tối Thứ Hai khiến tòa tháp mảnh mai của nó sụp đổ, làm thâm tím bầu trời Paris đầy khói và làm nản lòng một kinh thành vừa được vực dậy sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động.
“Cảnh tượng các ngọn lửa phóng ra từ mái gỗ của nhà thờ chính tòa – tòa tháp của nó rực đỏ rồi biến thành gần như một đống than – làm ngỡ ngàng hàng ngàn khách bàng quan tụ tập dọc bờ sông Seine và đứng chật cứng ở công trường gần Tòa Đô Chính, thở dốc, lấy tay che miệng trong kinh hoàng và lau vội nước mắt tuôn rơi".
Pierre Guillaume Bonnet, một giám đốc tiếp thị 45 tuổi, phát biểu: “giống như thể mất đi một thành viên trong chính gia đình mình. Với tôi, thật nhiều kỷ niệm đã cột chặt trong nó”.
Họ nhắc lại lời của Tổng Thống Macron: “Đây là nơi chúng ta đã sống mọi khoảnh khắc vĩ đại của chúng ta, tâm chấn đời chúng ta. Nó là nhà thờ chính tòa của mọi người Pháp” (thực ra, theo France Vight Quatre, có tờ báo Tây Ban Nha còn gọi nó là nhà thờ chính tòa của cả Âu Châu, và căn cứ vào phát biểu của UNESCO, phải nói nó là nhà thờ chính tòa của mọi con người trên thế giới từng mang nợ nền văn minh Pháp Công Giáo).
New York Times nhận định “là viên ngọc qúy của kiến trúc Gôtích Trung Cổ xây từ các thế kỷ 12 và 13, Notre-Dame là một địa mốc không những đối với Paris, nơi nó an vị vững chắc nhưng duyên dáng ở chính trung tâm kinh thành (báo La Croix gọi nó là trái tim thành phố: le Coeur en Cendres), mà còn đối với toàn thế giới. Nhà thờ chính tòa được vào khoảng 13 triệu người viếng thăm hàng năm”.
New York Times tiếp tục tường thuật: khi lửa bùng lên từ Notre-Dame, “Du khách và cư dân cùng đứng im lặng, lấy điện thoại ra gọi cho người thân. Các người Paris có tuổi bắt đầu khóc, than thở sao bảo vật quốc gia của họ lại có thể bị hủy một cách nhanh chóng như thế”.
“Jean-Louis Martin, 56, quê ở Dijon, miền Đông nước Pháp, hiện đang làm việc tại Đại Học Genève, thở dốc khi thấy ngọn lửa bùng lên. Ông nói “Nó làm tôi đau lòng. Không còn lời nào để nói. Thật kinh hoàng”. Pierre-Eric Timovillas, 32 tuổi, thảm não hơn “Paris bị chặt đầu”.
Linh mục Edward W. Schmidt, Dòng Tên, viết trên America ngày 16 tháng Tư, ví Notre-Dame như thỏi nam châm thu hút người Công Giáo. “Nhưng cả các du khách nữa, các cá nhân thuộc các tín ngưỡng khác hay không có tín ngưỡng nào, tò mò vì nghệ thuật và lịch sử của nó, vẻ tráng lệ của nó và cả mầu nhiệm của nó nữa. Thật dễ tin rằng rất ít các du khách này không xúc động trước đức tin từng đã tưởng nghĩ, xây dựng và bảo trì nơi này sống động qua nhiều thế kỷ”.
Cha nhắc lại chuyện cách nay 20 năm, vở nhạc kịch “Notre-Dame de Paris”, dựa trên các trước tác của văn hào Victor Hugo, đã được trình diễn tại Paris, sau đó, trình diễn khắp Âu Châu. Trong vở kịch này, người ca sĩ đã hát rằng “Đã đến thời các nhà thờ chính tòa, khi thế giới bước vào thời đại mới”. Anh hát tiếp: các nghệ sĩ vô danh “in rock and in rhymes” (bằng đá và vần điệu) đã tạo nên thời đại họ. Họ dựng cao những cây cột tỏa thành những vòng cung nhọn nâng đỡ các mái thánh đường cao vút. Họ “muốn trèo lên tới tận các vì sao, viết chuyện họ vào kiếng và đá”. Josh Groban đã viết thành bài ca bất hủ của anh bằng tiếng Pháp trong cuốn album “Stages”.
Cha nhận định: “Họ xây dựng không phải chỉ là một ngôi nhà; nó còn là nghệ thuật, chuyện kể và sự sống. Họ đã sống cả đời cử hành đức tin của họ, đức tin của gia đình họ, của các thành phố họ. Nhờ thế, họ chia sẻ đức tin ấy với các thế hệ tương lai. Ở Paris, điều này đã tiếp diễn trong 850 năm nay”.
Linh mục Gerald O’Collins thì nhắc lại vở kịch “Murder in the Cathedral” của T. S. Eliot, trong đó, Thánh Thomas à Becket, khi thấy những kẻ giết mình tiến vào Nhà Thờ Chính Tòa, đã lớn tiếng hô “Hãy mở then cửa! Hãy mở rộng các cửa! Tôi không muốn thấy nhà cầu nguyện, nhà thờ của Chúa Kitô, đền thánh, trở thành một pháo đài... Nhà thờ sẽ phải rộng mở, cho cả các kẻ thù của chúng ta. Hãy mở rộng cửa!”.
Và ở cuối vở kịch, ca đoàn phụ nữ hát rằng: “vì bất cứ khi nào một vị thánh đã ở, bất cứ khi nào một vị tử đạo đã hiến máu mình vì máu Chúa Kitô, ở đấy là đất thánh, và sự thánh thiện sẽ không rời khỏi. Dù nhiều đội quân đã dẵm nát nó, dù khách du đến với sách hướng dẫn nhìn nó soi mói”.
Cái chết của ngài biến nhà thờ chính tòa Canterbury thành một trung tâm hành hương muôn thuở.
Cha có nhắc đến Paul Claudel và giờ kinh Phụng Vụ ông tình cờ tham dự ở Notre-Dame de Paris năm 1886, lúc “trái tim ông được đánh động và ông tin”.
Trên đây, chúng tôi có nhắc đến Charles Lewis với bài “Tôi thờ Nữ Thần Lý Trí, cho đến ngày gặp được Thiên Chúa của Lòng Xót Thương tại Nhà Thờ Notre-Dame”. Theo cha O’Collins, Nữ Thần Lý Trí chính là nữ thần được Cách Mạng Pháp đặt tại Notre-Dame. Bức tượng đó mất lâu rồi khi Lewis viếng thăm Notre-Dame.
John Allen thì ví biến cố Notre-Dame với biến cố 11 tháng 9, lúc Tòa Tháp Đôi ở New York sụp đổ trong biển lửa. Lúc ấy, báo chí thế giới đồng loạt chạy hàng tít ít nhiều có nghĩa “Nay chúng ta hết thẩy đều là người Hoa Kỳ”, có ý nói: tấn công vào Tòa Tháp Đôi không chỉ tấn công vào Hoa Kỳ mà là vào chính nền văn minh. Ngày nay cũng thế, trước trận hỏa hào ở Notre-Dame làm sụp tòa tháp Gôtích của nó, người Công Giáo nói chung đều muốn nói “Nay chúng ta hết thẩy đều là người Paris”. Thực vậy, Notre-Dame đã “vượt lên trên mọi quốc tịch và văn hóa”.
Allen nhắc đến tính “vượt lên trên” đó bằng việc thuật lại vị Hồng Y quá cố Jean-Marie Lustiger, cựu Tổng Giám Mục Paris, người từ Do Thái Giáo trở lại Công Giáo, từng nói rằng mặt tiền Notre-Dame trưng bầy tượng của 28 vị vua Do Thái, như một cách các nhà thiết kế bầy tỏ lòng biết ơn cộng đồng Do Thái ở Paris đã hỗ trợ tài chánh cho việc xây dựng nguyên thủy.
Allen cũng tường thuật lời tuyên bố của Tổng Thống Ba Lan Andrzej Duda: “Tôi xác tín rằng việc tái thiết Nhà Thờ Chính Tòa (Notre-Dame) có thể trở thành một biểu tượng của việc xây dựng lại Âu Châu trên các nền tảng chân thực, lịch sử, Do Thái – Kitô Giáo của nó”.
Thiển nghĩ không chỉ Âu Châu mà thôi mà là khắp chốn, ít nhất trong hàng ngũ Công Giáo hoàn cầu. Cũng nên nhớ, Notre-Dame hiện là sở hữu của nước Pháp. Chính phủ Pháp hàng năm chi ra khoảng 2 triệu Euro để bảo trì nó. Tuy nhiên, trong tâm thức, nó là một phần của gia bảo nhân loại.
Associate Press đánh đi một bài viết cảm kích của Danica Kirka và Elaine Ganley: “Trong một hành vi đoàn kết và hy vọng đột xuất, người Paris và du khách...cùng đến với nhau để cầu nguyện cho Notre-Dame... Ngọn lửa đang vùi giập Notre-Dame đem ký ức và sầu buồn đến người khắp thế giới đã từng nhìn hoặc mơ được thấy ngôi nhà thờ nổi tiếng vì các lính canh được tạc vào ống máng và vị trí của nó trong lịch sử văn chương”.
Trong chiều hướng tái sinh đức tin, Ross Douthat, một bỉnh bút của New York Times, người mà báo giới vẫn xếp vào hàng Công Giáo bảo thủ, cho rằng “Notre-Dame của Paris là một tòa kỷ niệm giờ phút hết sức chiến thắng của tổng hợp Công Giáo: nền văn hóa Trung Cổ, cuộc phục hưng trước Phong Trào Phục Hưng, vừa có tính Rôma vừa có tính Đức, nhưng cả hai được Kitô giáo biến đổi, nền văn minh lai giống mới hiện thân trong sự ngổn ngang trùm phủ, phức tạp, nhưng hết sức rực rỡ của nhà thờ chính tòa”.
Thế kỷ 21 của Công Giáo đang thiếu một tổng hợp như trên. Douthat thú thực ông thuộc phe bảo thủ chỉ sợ Kitô giáo cấp tiến kết cục giống như nhà thờ chính tòa sau trận hỏa hào: chỉ hoành tráng ở bên ngoài mà bên trong thì rỗng tuếch. Ông cũng sợ một “chiến thắng” của bảo thủ sẽ biến Giáo Hội thành một nhà thờ chính tòa vĩ đại nhưng với người ngoài chỉ là một bảo tàng viện!
Ông ước mong mọi người Công Giáo “nhìn lại xem tổ tiên ta đã làm gì và xét xem làm điều ấy lại, xây dựng lại có nghĩa gì, để có thể để lại một điều gì đó sẽ tồn tại cả hàng nghìn năm mà vẫn có những người đàn ông và đàn bà đứng hát ‘Salve Regina’ (Lạy Nữ Vương) ở bên ngoài các bức tường xây theo hình thập giá, như người dân Paris làm tối nay khi Notre-Dame bị thiêu rụi”.