Trong khi các quốc gia ở Nam Mỹ và Úc châu thời tiết đang trở lạnh vào tháng 7, thì các nước Âu châu và Á châu thì trời lại nắng nóng và là cao điểm của mùa Hè nên người người rủ nhau đi tránh mùa Hè oi bức nơi các bãi biển ở Tây Ban Nha hay Ý, và những người ở trong nước cũng tìm đến những bãi biển trong quốc gia mình đang sống để ngâm mình trong giòng nước biển để xả xì-trét sau những ngày làm lụng mệt nhọc trong năm.
Năm nay chúng tôi cũng được dịp đi nghỉ hè qua một chuyến hành hương Đất Thánh (Israel) với những người đồng hương đang sống ở Nauy và Pháp mà đãđược lên chương trình từ đầu năm do một linh mục đàn anh có nhiều kinh nghiệm đang làm việc ở Nauy tổ chức.
Chúng tôi đã từng có những chuyến hành hương ngắn ngày ở một vài nơi trên thế giới và mỗi chuyến hành hương ấy đều để lại cho bản thân nhiều cảm xúc mới lạ. Tuy nhiên, chuyến Hành Hương Đất Thánh lần này với những người đồng hương trước lạ sau quen tại nơi mà Chúa Giê-su đã từng sống đã để lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc mà đến hôm nay sau hai ngày trở về nơi mình làm việc mà vẫn cònngẫn ngơ nửa mê, nửa tỉnh như mình vẫn còn ở đó.
Người ta thường nói dân Do Thái luôn lo sợ vì có nhiều kẻ thù nên việc kiểm soát an ninh rất nghiêm ngặt, và chúng tôi nhân thấy điều đó rất đúng nên chúng tôi không có cảm giác khó chịu khi họ làm nhiệm vụ của họ để đảm bảo an ninh cho quốc gia của họ và cho du khách hảnh hương đến quốc gia nhiều di tích thánh này.
Đoàn hành hương chúng tôi xuất phát từ 4 địa điểm là Pháp, Nauy, Hòa Lan và Việt Nam nhưng đều gặp nhau ở Tel Aviv để checkin khách sạn và bắt đầu cho chương trình hành hương. Phái đoàn Pháp và Việt Nam do một linh mục người Việt đang làm việc ở Lyon đồng hành. Phái đoàn Nauy do linh mục trưởng đoàn phụ trách và chúng tôi chỉ là khách mời lo về phụng vụ và sinh hoạt trong những ngày hành hương. Tuy anh em linh mục chúng tôi chỉ liên lạc qua email và viber vì mỗi người đều có công việc riêng của mình, chúng tôi vẫn hiểu nhau về những việc mỗi người phải làm trong chuyến hành hương để tạo sự gắn kết và đem lại nhiều lợi ích cho những anh chị em tham dự hành hương trong những ngày ở Đất Thánh.
Những ngày đầu chúng tôi đã viếng thăm quê ngoại Nazaret của Chúa Giêsu và vùng phụ cận, những nơi mà Mẹ Maria đã từng sống thời thôn nữ, xưởng thợ của thánh cả Giuseđể sống lại những ỷ niệm xa xưa mà Mẹ Maria như bao người phụ nữ khác từng vất vả hy sinh để lo lắng cho gia đình. Chúng tôi cũng đã viếng thăm núi Tabor- Núi Biến Hình, nơi Chúa từng tỏ mình ra cho ba môn đệ thân tín của Ngài trước khi ngài lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Chúng tôi cũng đi thăm biển hồ Galilea hay Tiberias nơi Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ đầu tiên. Khi thuyền bắt đầu chạy trên biển hồ Galilea, mọi người bắt đầu thượng cờ và hát bài quốc ca Việt Nam thật kiêu hùng, và tôi quan sát thấy một thanh niên khá trẻ đã sống ở Nauy gần 40 năm nhưng anh ta lại rất thiết tha với lá cờ và bài quốc ca của cha ông mình. Chúng tôi cũng đi thăm núi Bát Phúc, nơi mà Chúa đã giảng dạy về Hiến Chương Nước Trời. Anh hướng dẫn viên Công Giáo người Palestine đã nói cho chúng tôi biết vì sao thời Chúa Giêsu không có loa phóng thanh, không có Micro khuếch đại âm thanh khi Chúa Giêsu giảng dạy nhưng hàng ngàn người đều nghe rõ tiếng của Ngài là do điều kiện tự nhiên và do người nói biết cách áp dụng những lợi thế tự nhiên đó nên mới thành công như vậy. Chúng tôi cũng đã đi thăm Cana, nơi Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên cho nước hóa thành rượu mà Tin Mừng Gioan nhắc đến- và chính nơi đây, chúng tôi đã giúp cho 18 cặp hấp hôn với một nghi thức thật cảm động do cha trưởng đoàn hướng dẫn.Những anh chị em hấp hôn ngày hôm ấy ai cũng đều rơm rớm nước mắt vì quá cảm động khi nhắc lại lời thề ước cũng như thầm thĩ cầu nguyện và xin lỗi nhau vì trong cuộc sống mưu sinh vẫn còn nhiều thiếu sót cũng như vì tính tự ái và cái tôi quá cao nên ít khi nhận ra những thiếu sót của mình mà nói lời xin lỗi nhau.
Chúng tôi cũng đã đi thăm thành phố Carphanaum, nơi mà Chúa Giêsu đã bắt đầu sứ mạng của Ngài sau khi chịu ma quỉ cám dỗ trong sa mạc được ghi lại trong Tin Mừng Thánh Luca. Đây cũng là quê hương của thánh Phêrô. Chúng tôi đã dâng lễ ở nguyện đường thánh Phêrô vì chính nơi ấy Chúa Giêsu đã trao quyền thũ lãnh cho thánh Phêrô dù người môn đệ này đã từng chối Thầy mình. Chúng tôi cũng ghé thăm ngọn đồi Tabgha, nơi Chúa làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều và mới hiểu được rằng tại sao Chúa nằng nặc bảo các môn đệ phải cho những người lắng nghe lời Ngài vào lúc đó ăn uống vì nếu không họ sẽ đói lã vì mệt. Chúng tôi cũng đã nhắc lại nghi thức thanh tẩy bên dòng Sông Jordan, và ở dưới dòng sông này có nhiều cá mát-xa đã làm chúng tôi chia trí khi cử hành nghi thức vì những chú cá ấy mát-xa khá nhột.
Sau những ngày thăm vùng quê ngoại của Chúa ở miền Bắc Galilea, chúng tôi tiến về miền Nam Judea và phải băng qua vùng Samaria. Trên đường đi, chúng tôi đã viếng thăm Giếng Jacob, nơi mà trong Tin Mừng Gioan ghi lại việc Chúa Giesu gặp gỡ người đàn bà Samaria từng có năm đời chồng đi múc nước và chính lúc đó Chúa Giêsu đã nói với bà về Nước Trường Sinh và Chúa Giêsu còn tiết lộ rằng đã đến lúc người ta không còn thờ phượng Chúa ở đền thờ hay ở Giêrusalem nhưng là trong Thần Khí và Sự Thật. Dân Do Thái thời đó cũng như bây giờ đã khép Chúa Giêsu vào hai tội: một là giao du với dân ngoại vì họ xem người Samaria là dân tạp nham, tội lỗi; hai là giao du với người đàn bà dân ngoại và luật Do Thái không cho người nam giao du với một người đàn bà dân ngoại. Bên bờ giếng ấy chúng tôi cũng được kín nước bằng một chiếc gàu với cái ròng rọc và uống thử nước giếng này vì vùng sa mạc ở Palestine thì nước quí hơn vàng nên ngày xưa nhà nào có giếng nước thì nhà đó được xem là đại gia. Chúng tôi cũng đã thăm nơi mà thánh Gioan Tẩy giả từng sinh sống và thăm thung lũng sông Jordan, nơi mà chính Chúa Giesu từng được thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa dù nơi này hiện giờ không được sạch sẽ cho lắm nhưng nhiều khách hành hương vẫn muốn ngâm mình dưới dòng nước đục ngầu này để cảm nghiệm sự khiêm hạ của Chúa Giêsu cúi mình nhận phép rửa trước khi bắt đầu sứ vụ.
Ngày kế tiếp chúng tôi đã khám phá thành phố Jericho cổ kính nhất thế giớinằm sâu 400 mét so với mặt nước biển, và thành phố này thuộc quyền kiểm soát của người Palestine. Chúng tôi đã đi thăm cây vả có hàng ngàn năm nay nơi mà ngày xưa người thu thuế có thân hình bé nhỏ Gia-kêu đã tò mò leo lên để gặp bằng được Chúa Giêsu khi Ngài đi ngang qua, và thánh Mattheu đã ghi lại rằng Gia-kêu đã hoán cải khi nói rằng sẽ đền bù thiệt hại gấp nhiều lần nếu ông đã làm gian lận của ai. Và chính Chúa Giê-su cũng đã nói rằng Ngài đến không phải đểkêu gọi người công chính nhưng là kẻ tội lỗi.
Một trong những điểm quan trọng của cuộc hành hương là chúng tôi lấy cáp treo để lên núi nơi Chúa Giêsu đã chịu cám dỗ 40 ngày đêm.Chúng tôi không ngờ ngọn núi lại cao như thế và bây giờ mới hiểu tại sao thời đó (và cả bây giờ) người ta hay dùng gậy vì một là để khỏi ngã vì đường trơn trợt; hai là để phòng ngừa thú dữ. Trời nắng, nóng và phải đi bộ, leo núi nhiều ngày nên nhiều người rất mệt và phải đi theo đoàn nữa nên nhiều người cảm thấy choáng ngợp, nhưng nghĩ đến Chúa mà còn chịu cảm dỗ trên ngọn núi cao này nên ai cũng hăm hở leo lên dù phải thở khò khò. Những hình ảnh thân thương ấy thật cảm động vì trong đoàn có hai Bà Cố và một ông cụ đã gần 90 tuổi nhưng đểu leo lên để tận mắt chứng kiến những nơi mà Chúa đã đi qua.
Sau khi thăm Núi Cảm Dỗ, chúng tôi cũng đã đi thăm di tích Qum’ran nơi mà tình cờ cách đây gần 70 năm các nhà khảo cổ đã tìm ra kho sách Kinh Thánhmà ngày xưa thánh Gioan Tẩy giả và những người đồng đạo đã sống trong các hang động trốn người Roma và ghi lại Kinh Thánh bằng nhiều chất liệu khác nhau để muốn nói lên rằng Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống.
Có lẽ khách hành hương nào cũng tò mò được tắm Biển Chết và đoàn hành hương của chúng tôi cũng đã có 3 tiếng đồng hồ để mọi người thỏa thuê tắm bùn ở biển chết trước khi ngâm mình xuống biển có độ mặn gấp nhiều lần biển bình thường nên không có sinh vật nào sống được. Người ta đã dùng bùn ở biển chết để chế tạo những sản phẩm về kem để săn sóc da rất tốt.Ai cũng có những tấm hình ấn tượng khi trét bùn đen khắp thân thể và sau đó tắm dòng nước ngọt phía trên tự nhiên thấy da dẻ bóng mịn như trẻ nhỏ.
Vào những bữa tối sau ngày hành hương mệt nhoài chúng tôi lại có những buổi sinh hoạt chung bỏ túi để mọi người biết nhau và cũng để mọi người có thể góp ý hay trao đổi những gì cần phải khắc phục. Trong đoàn cũng có người không Công Giáo nhưng tham dự các buổi cầu nguyện và thánh lễ rất sốt sắng.Một cậu thanh niên mới lớn sinh ra tại Nauy không rành tiếng Việt lắm nhưng khi được mời lên nói về cảm nghiệm những ngày hành hương thì cậu ta nói rằng lúc đầu cậu tưởng đi hành hương là chỉ lo đọc kinh cầu nguyện và ở trong phòng kín.Nhưng khi tham dự chuyến đi này cậu rất thích vì biết được nhiều điều về văn hóa, lịch sử và nhất là được các linh mục trả lời những thắc mắc thầm kín mà bấy lâu nay cậu không biết hỏi ai.Cũng có một vị tiến sĩ vật lý đi theo đoàn hành hương chưa vào đạo, từng dạy các trường đại học ở Thụy Sĩ và có vợ là Công Giáo đi trong chuyến này cũng tâm sự rằng ông rất ấn tượng về chuyến hành hương này và ông hy vọng sẽ tìm hiểu sâu hơn dưới con mắt của một nhà khoa học để niềm tin của ông vào Chúa là một chuyện đương nhiên, và chúng tôi đều hy vọng một ngày nào đó ông sẽ chính thức có một cái tên trong danh sách những người tin vào Chúa dù hiện giờ ông cũng rất gần với Người.
Những ngày kế tiếp chúng tôi đi thăm làng Bethany nơi mà ngày xưa Chúa Giêsu thường ghé thăm những người bạn thân của Ngài là Martha, Maria và Lazarus, và cũng chính nơi đó chúng tôi đã đi thăm ngôi mộ của Lazarus nơi mà Chúa Giêsu đã cho ông này sống lại dù đã được chôn trong mồ 4 ngày. Những lời trong Kinh Thánh ngày xưa được học giờ cứ nhảy múa và trở thành hiện thực y như mình đang sống vào thời kỳ đó. Cái cảm giác vừa xa lạ, vừa gần gũi, giữa hư và thật- giữa thật và hư cứ làm mình suy nghĩ hoài. Sau đó chúng tôi đã đến Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh, nơi Chúa Giesu được sinh ra mà giờ đây được chia năm xẻ bảy bởi người Hồi giáo, Chính Thống giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo. Bởi thế, khi thăm những nơi này giống như đi chạy giặc vì chỉ đứng xếp hàng, vào sờ vài giây rồi đi ngay.
Nhiều người nói rằng đi hành hương Đất Thánh mà thiếu việc đi đàng thánh giá xem như vô nghĩa, và vì thế đoàn hành hương chúng tôi đã có một buổi sáng Chúa Nhật đi đàng thánh giá với Chúa thật sốt sắng và cảm động với sự chuẩn bị tinh thần rất cao và ai nấy cũng đều hồ hởi dù phải thức dậy lúc 5 giờ sáng. Cái cảm giác được diễn lại cảnh Vị Thầy Chí Thánh đi qua những chặng đường gồ ghề trước khi tiến về đồi Canvario (Golgotha) để chịu đóng đinh cùng với hai tên gian phi với sự đánh đập và phỉ báng của những người đồng hương và quân lính Roma khiến nhiều người đã rơi lệ thật sự. Những diễn viên bất đắc dĩ và diễn viên quần chúng đã phối hợp nhịp nhàng cùng với những lời dẫn và cầu nguyện khiến cho việc đi đàng thánh giá đi sâu vào lòng người. Ai ai cũng cảm thấy cảm động trong những chặng đàng này để rồi sau đó khi vào phần Mộ Chúa chỉ được đặt tay cầu nguyện vài giây nhưng cũng đủ để cảm nghiệm được sự đau khổ cùng cực của Chúa vì tội lỗi chúng ta. Cũng trong ngày hôm ấy chúng tôi đã thăm Vườn Cây Dầu, nơi Chúa Giêsu cầu nguyện và đổ mồ hôi máu, thăm núi Zion, nơi Chúa Giêsu cử hành lễ tiệc ly và lập bí tích thánh thể với các môn đệ trước khi Ngài bị kết án tử, và thăm bức tường than khóc để chứng kiến những người Do Thái và những Rabbi cầu nguyện như thế nào. An ninh luôn được siết chặt khi có sự hiện diện của người Do Thái vì người Do Thái có rất nhiều kẻ thù. Chúng tôi đã dâng thánh lễ trong một nguyện đường ở Vườn Cây Dầu để cùng với Chúa cầu nguyện.
Ngày cuối cùng của chuyến hành hương chúng tôi đã đi thăm Nhà Thờ Con Gà nơi được xem là biểu tượng của Thánh Phêrô chối Chúa và cũng chính nơi đây các nhà khảo cổ đã nói rằng đó là dinh của thượng tế Cai-pha, người đã từng xử Chúa Giêsu vào ban đêm và nhiều di tích vẫn còn đó bên dưới ngôi thánh đường mà hiện giờ do Dòng Asuncionist phụ trách. Chúng tôi cũng đi thăm một Đan Viện Nữ Thánh Giuse mà Hội Đồng giám mục Việt Nam vừa đặt một bức tượng Đức Mẹ Lavang thật đẹp với sự cố vấn của một số linh mục hải ngoại- trong đó có cha Đoan, SJ và cha Nghị giám đốc Vietcatholic. Chúng tôi dâng thánh lễ Tạ Ơn Chúa với Mẹ kết thúc 8 ngày hành hương ở Đất Thánh và ăn trưa tại Đan Viện để ủng hộ cho các nữ tu. Con cái quây quần bên Mẹ Lavang và hát lên bài hát trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ thì chúng con chẳng biết trông cậy vào ai. Trước khi ra phi trường để trở về, những người hướng dẫn còn cho chúng tôi dạo một vòng shopping ở Tel Aviv và thưởng thức món ăn truyền thống của người Israel ở một nhà hàng bên cạnh bở biển lồng lộng gió. Tạm biệt Israel.Tạm biệt Đất Thánh nơi mà vẫn còn in dấu chân Chúa. Chúng con biết rằng chúng con không tin những chuyện hão huyền vì Chúa là có Thật. Kinh Thánh là có thật. Chuyến hành hương Đất Thánh là để củng cố lòng tin của chúng con dù chúng con vẫn biết rằng phúc cho những ai không thấy mà tin. Bản thân con dù là linh mục và nhiều lần con rất muốn đi nhưng vì công việc và hoàn cảnh không cho phép nhưng lần này thời cơ đã chín muồi nên con đã đến và đã thấy.
Xin cảm ơn cha trưởng đoàn và anh chị em đồng hương ở Nauy và Pháp trong chuyến hành hương nhiều cảm xúc này đã luôn ủng hộ và đồng hành với con. Con cảm thấy thật hạnh phúc vì lòng tin của con được lớn mạnh khi được chứng kiến và đụng chạm những di tích thánh để rồi những bài chia sẻ về Ngài trong tương lai con cảm thấy sẽ được xác quyết hơn.
Hôm nay kết thúc tháng 7, giáo hội tưởng nhớ thánh Ignacio Loyola, vị sáng lập Dòng Tên. Vị thánh này cũng từng đi thăm Đất Thánh, và sau chuyến thăm ấy ngài đã quyết định từ bỏ binh nghiệp để trở thành linh mục để rồi sau đó cùng với những người bạn sáng lập một Hội Dòng mang tên Những Người Bạn của Chúa Giêsu mà ngày nay chúng ta quen gọi là Dòng Tên. Phương châm của ngài là tất vì vì vinh quang cho Thiên Chúa. Xin thánh nhân cũng giúp chúng con có một cuộc biến đổi sau những chuyến hành hương, nhất là chuyến hành hương Đất Thánh này để chúng con làm bất cứ điều gì cũng đều làm sáng danh Chúa. Amen.
Hòa Lan,31 tháng 07năm 2019–
Lễ Thánh Ignacio Loyola,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Chúng tôi đã từng có những chuyến hành hương ngắn ngày ở một vài nơi trên thế giới và mỗi chuyến hành hương ấy đều để lại cho bản thân nhiều cảm xúc mới lạ. Tuy nhiên, chuyến Hành Hương Đất Thánh lần này với những người đồng hương trước lạ sau quen tại nơi mà Chúa Giê-su đã từng sống đã để lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc mà đến hôm nay sau hai ngày trở về nơi mình làm việc mà vẫn cònngẫn ngơ nửa mê, nửa tỉnh như mình vẫn còn ở đó.
Người ta thường nói dân Do Thái luôn lo sợ vì có nhiều kẻ thù nên việc kiểm soát an ninh rất nghiêm ngặt, và chúng tôi nhân thấy điều đó rất đúng nên chúng tôi không có cảm giác khó chịu khi họ làm nhiệm vụ của họ để đảm bảo an ninh cho quốc gia của họ và cho du khách hảnh hương đến quốc gia nhiều di tích thánh này.
Đoàn hành hương chúng tôi xuất phát từ 4 địa điểm là Pháp, Nauy, Hòa Lan và Việt Nam nhưng đều gặp nhau ở Tel Aviv để checkin khách sạn và bắt đầu cho chương trình hành hương. Phái đoàn Pháp và Việt Nam do một linh mục người Việt đang làm việc ở Lyon đồng hành. Phái đoàn Nauy do linh mục trưởng đoàn phụ trách và chúng tôi chỉ là khách mời lo về phụng vụ và sinh hoạt trong những ngày hành hương. Tuy anh em linh mục chúng tôi chỉ liên lạc qua email và viber vì mỗi người đều có công việc riêng của mình, chúng tôi vẫn hiểu nhau về những việc mỗi người phải làm trong chuyến hành hương để tạo sự gắn kết và đem lại nhiều lợi ích cho những anh chị em tham dự hành hương trong những ngày ở Đất Thánh.
Những ngày đầu chúng tôi đã viếng thăm quê ngoại Nazaret của Chúa Giêsu và vùng phụ cận, những nơi mà Mẹ Maria đã từng sống thời thôn nữ, xưởng thợ của thánh cả Giuseđể sống lại những ỷ niệm xa xưa mà Mẹ Maria như bao người phụ nữ khác từng vất vả hy sinh để lo lắng cho gia đình. Chúng tôi cũng đã viếng thăm núi Tabor- Núi Biến Hình, nơi Chúa từng tỏ mình ra cho ba môn đệ thân tín của Ngài trước khi ngài lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Chúng tôi cũng đi thăm biển hồ Galilea hay Tiberias nơi Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ đầu tiên. Khi thuyền bắt đầu chạy trên biển hồ Galilea, mọi người bắt đầu thượng cờ và hát bài quốc ca Việt Nam thật kiêu hùng, và tôi quan sát thấy một thanh niên khá trẻ đã sống ở Nauy gần 40 năm nhưng anh ta lại rất thiết tha với lá cờ và bài quốc ca của cha ông mình. Chúng tôi cũng đi thăm núi Bát Phúc, nơi mà Chúa đã giảng dạy về Hiến Chương Nước Trời. Anh hướng dẫn viên Công Giáo người Palestine đã nói cho chúng tôi biết vì sao thời Chúa Giêsu không có loa phóng thanh, không có Micro khuếch đại âm thanh khi Chúa Giêsu giảng dạy nhưng hàng ngàn người đều nghe rõ tiếng của Ngài là do điều kiện tự nhiên và do người nói biết cách áp dụng những lợi thế tự nhiên đó nên mới thành công như vậy. Chúng tôi cũng đã đi thăm Cana, nơi Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên cho nước hóa thành rượu mà Tin Mừng Gioan nhắc đến- và chính nơi đây, chúng tôi đã giúp cho 18 cặp hấp hôn với một nghi thức thật cảm động do cha trưởng đoàn hướng dẫn.Những anh chị em hấp hôn ngày hôm ấy ai cũng đều rơm rớm nước mắt vì quá cảm động khi nhắc lại lời thề ước cũng như thầm thĩ cầu nguyện và xin lỗi nhau vì trong cuộc sống mưu sinh vẫn còn nhiều thiếu sót cũng như vì tính tự ái và cái tôi quá cao nên ít khi nhận ra những thiếu sót của mình mà nói lời xin lỗi nhau.
Chúng tôi cũng đã đi thăm thành phố Carphanaum, nơi mà Chúa Giêsu đã bắt đầu sứ mạng của Ngài sau khi chịu ma quỉ cám dỗ trong sa mạc được ghi lại trong Tin Mừng Thánh Luca. Đây cũng là quê hương của thánh Phêrô. Chúng tôi đã dâng lễ ở nguyện đường thánh Phêrô vì chính nơi ấy Chúa Giêsu đã trao quyền thũ lãnh cho thánh Phêrô dù người môn đệ này đã từng chối Thầy mình. Chúng tôi cũng ghé thăm ngọn đồi Tabgha, nơi Chúa làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều và mới hiểu được rằng tại sao Chúa nằng nặc bảo các môn đệ phải cho những người lắng nghe lời Ngài vào lúc đó ăn uống vì nếu không họ sẽ đói lã vì mệt. Chúng tôi cũng đã nhắc lại nghi thức thanh tẩy bên dòng Sông Jordan, và ở dưới dòng sông này có nhiều cá mát-xa đã làm chúng tôi chia trí khi cử hành nghi thức vì những chú cá ấy mát-xa khá nhột.
Sau những ngày thăm vùng quê ngoại của Chúa ở miền Bắc Galilea, chúng tôi tiến về miền Nam Judea và phải băng qua vùng Samaria. Trên đường đi, chúng tôi đã viếng thăm Giếng Jacob, nơi mà trong Tin Mừng Gioan ghi lại việc Chúa Giesu gặp gỡ người đàn bà Samaria từng có năm đời chồng đi múc nước và chính lúc đó Chúa Giêsu đã nói với bà về Nước Trường Sinh và Chúa Giêsu còn tiết lộ rằng đã đến lúc người ta không còn thờ phượng Chúa ở đền thờ hay ở Giêrusalem nhưng là trong Thần Khí và Sự Thật. Dân Do Thái thời đó cũng như bây giờ đã khép Chúa Giêsu vào hai tội: một là giao du với dân ngoại vì họ xem người Samaria là dân tạp nham, tội lỗi; hai là giao du với người đàn bà dân ngoại và luật Do Thái không cho người nam giao du với một người đàn bà dân ngoại. Bên bờ giếng ấy chúng tôi cũng được kín nước bằng một chiếc gàu với cái ròng rọc và uống thử nước giếng này vì vùng sa mạc ở Palestine thì nước quí hơn vàng nên ngày xưa nhà nào có giếng nước thì nhà đó được xem là đại gia. Chúng tôi cũng đã thăm nơi mà thánh Gioan Tẩy giả từng sinh sống và thăm thung lũng sông Jordan, nơi mà chính Chúa Giesu từng được thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa dù nơi này hiện giờ không được sạch sẽ cho lắm nhưng nhiều khách hành hương vẫn muốn ngâm mình dưới dòng nước đục ngầu này để cảm nghiệm sự khiêm hạ của Chúa Giêsu cúi mình nhận phép rửa trước khi bắt đầu sứ vụ.
Ngày kế tiếp chúng tôi đã khám phá thành phố Jericho cổ kính nhất thế giớinằm sâu 400 mét so với mặt nước biển, và thành phố này thuộc quyền kiểm soát của người Palestine. Chúng tôi đã đi thăm cây vả có hàng ngàn năm nay nơi mà ngày xưa người thu thuế có thân hình bé nhỏ Gia-kêu đã tò mò leo lên để gặp bằng được Chúa Giêsu khi Ngài đi ngang qua, và thánh Mattheu đã ghi lại rằng Gia-kêu đã hoán cải khi nói rằng sẽ đền bù thiệt hại gấp nhiều lần nếu ông đã làm gian lận của ai. Và chính Chúa Giê-su cũng đã nói rằng Ngài đến không phải đểkêu gọi người công chính nhưng là kẻ tội lỗi.
Một trong những điểm quan trọng của cuộc hành hương là chúng tôi lấy cáp treo để lên núi nơi Chúa Giêsu đã chịu cám dỗ 40 ngày đêm.Chúng tôi không ngờ ngọn núi lại cao như thế và bây giờ mới hiểu tại sao thời đó (và cả bây giờ) người ta hay dùng gậy vì một là để khỏi ngã vì đường trơn trợt; hai là để phòng ngừa thú dữ. Trời nắng, nóng và phải đi bộ, leo núi nhiều ngày nên nhiều người rất mệt và phải đi theo đoàn nữa nên nhiều người cảm thấy choáng ngợp, nhưng nghĩ đến Chúa mà còn chịu cảm dỗ trên ngọn núi cao này nên ai cũng hăm hở leo lên dù phải thở khò khò. Những hình ảnh thân thương ấy thật cảm động vì trong đoàn có hai Bà Cố và một ông cụ đã gần 90 tuổi nhưng đểu leo lên để tận mắt chứng kiến những nơi mà Chúa đã đi qua.
Sau khi thăm Núi Cảm Dỗ, chúng tôi cũng đã đi thăm di tích Qum’ran nơi mà tình cờ cách đây gần 70 năm các nhà khảo cổ đã tìm ra kho sách Kinh Thánhmà ngày xưa thánh Gioan Tẩy giả và những người đồng đạo đã sống trong các hang động trốn người Roma và ghi lại Kinh Thánh bằng nhiều chất liệu khác nhau để muốn nói lên rằng Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống.
Có lẽ khách hành hương nào cũng tò mò được tắm Biển Chết và đoàn hành hương của chúng tôi cũng đã có 3 tiếng đồng hồ để mọi người thỏa thuê tắm bùn ở biển chết trước khi ngâm mình xuống biển có độ mặn gấp nhiều lần biển bình thường nên không có sinh vật nào sống được. Người ta đã dùng bùn ở biển chết để chế tạo những sản phẩm về kem để săn sóc da rất tốt.Ai cũng có những tấm hình ấn tượng khi trét bùn đen khắp thân thể và sau đó tắm dòng nước ngọt phía trên tự nhiên thấy da dẻ bóng mịn như trẻ nhỏ.
Vào những bữa tối sau ngày hành hương mệt nhoài chúng tôi lại có những buổi sinh hoạt chung bỏ túi để mọi người biết nhau và cũng để mọi người có thể góp ý hay trao đổi những gì cần phải khắc phục. Trong đoàn cũng có người không Công Giáo nhưng tham dự các buổi cầu nguyện và thánh lễ rất sốt sắng.Một cậu thanh niên mới lớn sinh ra tại Nauy không rành tiếng Việt lắm nhưng khi được mời lên nói về cảm nghiệm những ngày hành hương thì cậu ta nói rằng lúc đầu cậu tưởng đi hành hương là chỉ lo đọc kinh cầu nguyện và ở trong phòng kín.Nhưng khi tham dự chuyến đi này cậu rất thích vì biết được nhiều điều về văn hóa, lịch sử và nhất là được các linh mục trả lời những thắc mắc thầm kín mà bấy lâu nay cậu không biết hỏi ai.Cũng có một vị tiến sĩ vật lý đi theo đoàn hành hương chưa vào đạo, từng dạy các trường đại học ở Thụy Sĩ và có vợ là Công Giáo đi trong chuyến này cũng tâm sự rằng ông rất ấn tượng về chuyến hành hương này và ông hy vọng sẽ tìm hiểu sâu hơn dưới con mắt của một nhà khoa học để niềm tin của ông vào Chúa là một chuyện đương nhiên, và chúng tôi đều hy vọng một ngày nào đó ông sẽ chính thức có một cái tên trong danh sách những người tin vào Chúa dù hiện giờ ông cũng rất gần với Người.
Những ngày kế tiếp chúng tôi đi thăm làng Bethany nơi mà ngày xưa Chúa Giêsu thường ghé thăm những người bạn thân của Ngài là Martha, Maria và Lazarus, và cũng chính nơi đó chúng tôi đã đi thăm ngôi mộ của Lazarus nơi mà Chúa Giêsu đã cho ông này sống lại dù đã được chôn trong mồ 4 ngày. Những lời trong Kinh Thánh ngày xưa được học giờ cứ nhảy múa và trở thành hiện thực y như mình đang sống vào thời kỳ đó. Cái cảm giác vừa xa lạ, vừa gần gũi, giữa hư và thật- giữa thật và hư cứ làm mình suy nghĩ hoài. Sau đó chúng tôi đã đến Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh, nơi Chúa Giesu được sinh ra mà giờ đây được chia năm xẻ bảy bởi người Hồi giáo, Chính Thống giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo. Bởi thế, khi thăm những nơi này giống như đi chạy giặc vì chỉ đứng xếp hàng, vào sờ vài giây rồi đi ngay.
Nhiều người nói rằng đi hành hương Đất Thánh mà thiếu việc đi đàng thánh giá xem như vô nghĩa, và vì thế đoàn hành hương chúng tôi đã có một buổi sáng Chúa Nhật đi đàng thánh giá với Chúa thật sốt sắng và cảm động với sự chuẩn bị tinh thần rất cao và ai nấy cũng đều hồ hởi dù phải thức dậy lúc 5 giờ sáng. Cái cảm giác được diễn lại cảnh Vị Thầy Chí Thánh đi qua những chặng đường gồ ghề trước khi tiến về đồi Canvario (Golgotha) để chịu đóng đinh cùng với hai tên gian phi với sự đánh đập và phỉ báng của những người đồng hương và quân lính Roma khiến nhiều người đã rơi lệ thật sự. Những diễn viên bất đắc dĩ và diễn viên quần chúng đã phối hợp nhịp nhàng cùng với những lời dẫn và cầu nguyện khiến cho việc đi đàng thánh giá đi sâu vào lòng người. Ai ai cũng cảm thấy cảm động trong những chặng đàng này để rồi sau đó khi vào phần Mộ Chúa chỉ được đặt tay cầu nguyện vài giây nhưng cũng đủ để cảm nghiệm được sự đau khổ cùng cực của Chúa vì tội lỗi chúng ta. Cũng trong ngày hôm ấy chúng tôi đã thăm Vườn Cây Dầu, nơi Chúa Giêsu cầu nguyện và đổ mồ hôi máu, thăm núi Zion, nơi Chúa Giêsu cử hành lễ tiệc ly và lập bí tích thánh thể với các môn đệ trước khi Ngài bị kết án tử, và thăm bức tường than khóc để chứng kiến những người Do Thái và những Rabbi cầu nguyện như thế nào. An ninh luôn được siết chặt khi có sự hiện diện của người Do Thái vì người Do Thái có rất nhiều kẻ thù. Chúng tôi đã dâng thánh lễ trong một nguyện đường ở Vườn Cây Dầu để cùng với Chúa cầu nguyện.
Ngày cuối cùng của chuyến hành hương chúng tôi đã đi thăm Nhà Thờ Con Gà nơi được xem là biểu tượng của Thánh Phêrô chối Chúa và cũng chính nơi đây các nhà khảo cổ đã nói rằng đó là dinh của thượng tế Cai-pha, người đã từng xử Chúa Giêsu vào ban đêm và nhiều di tích vẫn còn đó bên dưới ngôi thánh đường mà hiện giờ do Dòng Asuncionist phụ trách. Chúng tôi cũng đi thăm một Đan Viện Nữ Thánh Giuse mà Hội Đồng giám mục Việt Nam vừa đặt một bức tượng Đức Mẹ Lavang thật đẹp với sự cố vấn của một số linh mục hải ngoại- trong đó có cha Đoan, SJ và cha Nghị giám đốc Vietcatholic. Chúng tôi dâng thánh lễ Tạ Ơn Chúa với Mẹ kết thúc 8 ngày hành hương ở Đất Thánh và ăn trưa tại Đan Viện để ủng hộ cho các nữ tu. Con cái quây quần bên Mẹ Lavang và hát lên bài hát trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ thì chúng con chẳng biết trông cậy vào ai. Trước khi ra phi trường để trở về, những người hướng dẫn còn cho chúng tôi dạo một vòng shopping ở Tel Aviv và thưởng thức món ăn truyền thống của người Israel ở một nhà hàng bên cạnh bở biển lồng lộng gió. Tạm biệt Israel.Tạm biệt Đất Thánh nơi mà vẫn còn in dấu chân Chúa. Chúng con biết rằng chúng con không tin những chuyện hão huyền vì Chúa là có Thật. Kinh Thánh là có thật. Chuyến hành hương Đất Thánh là để củng cố lòng tin của chúng con dù chúng con vẫn biết rằng phúc cho những ai không thấy mà tin. Bản thân con dù là linh mục và nhiều lần con rất muốn đi nhưng vì công việc và hoàn cảnh không cho phép nhưng lần này thời cơ đã chín muồi nên con đã đến và đã thấy.
Xin cảm ơn cha trưởng đoàn và anh chị em đồng hương ở Nauy và Pháp trong chuyến hành hương nhiều cảm xúc này đã luôn ủng hộ và đồng hành với con. Con cảm thấy thật hạnh phúc vì lòng tin của con được lớn mạnh khi được chứng kiến và đụng chạm những di tích thánh để rồi những bài chia sẻ về Ngài trong tương lai con cảm thấy sẽ được xác quyết hơn.
Hôm nay kết thúc tháng 7, giáo hội tưởng nhớ thánh Ignacio Loyola, vị sáng lập Dòng Tên. Vị thánh này cũng từng đi thăm Đất Thánh, và sau chuyến thăm ấy ngài đã quyết định từ bỏ binh nghiệp để trở thành linh mục để rồi sau đó cùng với những người bạn sáng lập một Hội Dòng mang tên Những Người Bạn của Chúa Giêsu mà ngày nay chúng ta quen gọi là Dòng Tên. Phương châm của ngài là tất vì vì vinh quang cho Thiên Chúa. Xin thánh nhân cũng giúp chúng con có một cuộc biến đổi sau những chuyến hành hương, nhất là chuyến hành hương Đất Thánh này để chúng con làm bất cứ điều gì cũng đều làm sáng danh Chúa. Amen.
Hòa Lan,31 tháng 07năm 2019–
Lễ Thánh Ignacio Loyola,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.