Tình hình băng giá Vatican – Hà Nội
Chủ nghĩa Cộng sản vốn xung khắc với tôn giáo. Vì thế, từ 1954, khi Cộng sản Hà Nội chiếm được một nửa nước thì họ thi hành chính sách khống chế và triệt tiêu các tôn giáo, nhất là Công Giáo. Đúng vào thời điểm đó, cuộc di cư vào Nam để tị nạn Cộng sản của hàng trăm ngàn người Công Giáo Miền Bắc càng làm cho nhà cầm quyền Cộng sản thêm đố kị người Công Giáo.
Tình hình Giáo Hội Công Giáo Miền Bắc đang cực kì khó khăn thì xẩy ra vụ chịu chức chui của Đức cha Bùi Chu Tạo (Phát Diệm) tại Hà Nội vào năm 1959 dẫn tới việc chính quyền CS Hà Nội trục xuất Đức Khâm sứ John Dooley. Từ đó, Cộng sản Hà Nội và Vatican không còn liên lạc ngoại giao chính thức, bang giao hoàn toàn bị đóng băng.
Tình trạng ấy đưa tới hệ luỵ là làm cho bộ mặt của GHCG Miền Bắc trở thành “hoang tàn” một cách mau chóng.
Nếu đọc loạt bài Giáo Hội Miền Bắc dưới thời Cộng Sản từ 1954 đến nay của LM Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R. (Nhiều kỳ. Tinhdongchuacuuthe.com), ta sẽ có cái nhìn tổng quát và cụ thể về tình trạng “hoang tàn” của GHCG miền Bắc sau 1954.
Thật vậy, Cộng sản Hà Nội coi Giáo Hội Công Giáo là lực lượng có những thế mạnh cạnh tranh với chế độ, cho nên một đàng họ tìm mọi cách triệt hạ Giáo hội, đàng khác, họ âm mưu biến Giáo hội trở thành công cụ của chế độ.
LM Nguyễn Ngọc Nam Phong viết: “GHCG Miền Bắc chỉ còn là ‘số sót’ giữa gọng kìm siết chặt bằng những chính sách triệt tiêu Giáo hội một cách có hệ thống của nhà cầm quyền Hà Nội… Hình ảnh Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê, vì bị chính quyền cản trở, hằng đêm, một mình bước đi trên tầng thượng của Tòa Giám mục để cầu nguyện, đến nỗi bước chân ngài tạo nên một lối mòn trên nền gạch, đã trở thành một câu chuyện điển hình về một thời gian khó của Giáo hội Miền Bắc…”.
Xin trở lại chuyện Đức cha Bùi Chu Tạo thụ phong giám mục: Năm 1957, Cha Bùi Chu Tạo được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám quản Giáo phận Phát Diệm. Ngày 24-01-1959, ngài lại được bổ nhiệm làm giám mục hiệu toà Numidia, nhưng chưa biết sẽ được tấn phong giám mục khi nào và ở đâu. May sao, cùng năm ấy, Đức Giám quản được phép lên Hà Nội chữa bệnh, Đức Khâm sứ Dooley liền lưu ý Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê, giám mục Hà Nội, nên lợi dụng cơ hội này để truyền chức giám mục cho Đức Giám quản Bùi Chu Tạo. Lập tức, lễ truyền chức diễn ra âm thầm tại Nhà thờ lớn Hà Nội với một vị chủ phong là Đức cha Trịnh Như Khuê, một vị thụ phong là Đức Giám quản Bùi Chu Tạo, tham dự thì có Cố Kim (Hội Thừa Sai Ba Lê), Phát Diệm có 2 cha già Kim và cha già Trình cùng một vài giáo dân Phát Diệm sống ở Hà Nội. Buổi truyền chức một giám mục mà như thế, có thể coi là một lễ phong chức “chui” (Xin coi Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ. Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm. Đắc Lộ Tùng Thư, Paris, 2001. Trang 248-251).
Tại Giáo phận Thái Bình, Đức cha Đaminh Đinh Đức Trụ đã phải cải trang làm người “lái lợn”, bằng xích lô, bí mật lên Hà Nội để được tấn phong giám mục. Ngài đã được Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê tấn phong giám mục tại nhà nguyện Tòa giám mục ngay bên phòng ngủ của ngài.
Còn Đức Giám Mục Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, phải 19 năm sau khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục chính tòa (1960), trên đường chạy loạn vì cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung (1979), mới được Đức Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng phong chức “giám mục chui” tại nhà nguyện toà giám mục Bắc Ninh.
Vận dụng sách lược tuyên truyền, Hà Nội phát động chiến dịch đả kích và bôi nhọ người Công Giáo với các khẩu hiệu: “Vì đạo mất nước”, “Theo đạo là theo Tây”, “Theo đạo là phản động”, “Đạo Công Giáo vất bỏ bàn thờ ông bà tổ tiên”, …
Những tay bồi bút cũng nhập trận: Chu Văn với trường thiên tiểu thuyết Bão Biển, Nguyễn Khải với tác phẩm Vỡ Đê… Những tác phẩm này được đưa vào sách giáo khoa nhằm nhồi sọ và đầu độc tinh thần và tình cảm cả một thế hệ tuổi trẻ. Phải nhìn nhận Cộng sản Hà Nội đã thành công trong âm mưu thâm độc này và đã làm cho lương dân ác cảm với người giáo dân, còn giáo dân thì bị cô lập và mang mặc cảm trong xã hội.
Đang khi đó, Cộng sản kiểm soát gắt gao, ngăn cấm giám mục và linh mục tiếp xúc mục vụ với tín hữu của mình. Họ cũng tìm cách “lương dân hoá” các xứ đạo có nhiều giáo dân đi Nam, và ở nhiều nơi, đã bắt giáo dân đi kinh tế mới ở mạn ngược xa xăm, không còn thấy bóng giáo đường.
Những thế mạnh của Giáo Hội Công Giáo là về giáo dục, y tế và bác ái xã hội thì bị Hà Nội ngăn cấm triệt để, đồng thời, họ tước đoạt mọi cơ sở mà Giáo hội đã xây dựng từ trước (các bệnh viện, các trường học…).
Người tín hữu bị coi là loại công dân hạng hai, không được tuyển dụng vào nhiều ngành nghề, nhất là ngành công an, tư pháp, công quyền, ngoại giao…
Trong âm mưu dùng người Công Giáo trị người Công Giáo, Hà Nội lập ra tổ chức “Uỷ Ban Liên Lạc Những Người Công Giáo Yêu Nước Và Yêu Hoà Bình” với tờ báo “Chính Nghĩa”.
Cộng sản Hà Nội còn dùng “Cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất” và “Chiến dịch cải tạo công thương nghiệp” để tiêu diệt nhiều linh mục và giáo dân nhiệt thành.
Để chèo chống con thuyền Giáo hội miền Bắc giữa cơn phong ba bão táp, LM Nguyễn Ngọc Nam Phong viết tiếp: “GHCG Miền Bắc thật sự may mắn còn có được những vị mục tử mạnh mẽ, can trường như Cha Chính Nguyễn Văn Vinh (1), Cha Thông, Cha Oánh, Đức cố Hồng Y Trịnh Văn Căn, Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, Cha Nhân (Hà Nội), Cha Hân (Bùi Chu), Cha Hy (Thái Bình), Cha Giuse Vũ Ngọc Bích, Thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn Dòng Chúa Cứu Thế… Nhiều người trong số các vị ấy đã phải tù đày và nhiều vị đã chết rũ tù, mất xác nơi rừng thiêng nước độc”.
Chúng tôi xin ghi thêm một linh mục can trường khác nữa vào “Sổ Đoạn Trường” các vị giáo sĩ bị Cộng sản Hà Nội bách hại trong thời kỳ này. Đó là Đức ông Phaolô Tịnh Nguyễn Quang Thiều, linh mục Phát Diệm, biệt danh là “Cụ Sáu Việt Minh”. (2)
“Bên cạnh những vị mục tử can trường còn phải kể tới hàng trăm, hàng ngàn các ông chánh phó trương, các ông trùm họ, các ông chánh hội ca vịnh, hội thanh niên…và các giáo dân nhiệt thành đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt giữ, tù tội vì muốn trung thành với đức tin và vì lòng yêu mến Giáo Hội. Họ là những người tù không án, tự nhận mình là ‘thanh ngang của cây thập giá Chúa’ mà Tuân Nguyễn đã kể lại cho Phùng Quán với tất cả sự kính trọng và lòng ngưỡng mộ (x. Phùng Quán, Ba phút Sự thật, tr. 175-184). Họ là gần 100 tù nhân được Kiều Duy Vĩnh cung kính gọi là ‘các anh hùng tử đạo’ khi bị giam chung tại trại giam Cổng trời Cán Tỷ (3). Họ cũng có thể là Thầy Cân, là Hóa, những anh em Công Giáo được nhà văn Bùi Ngọc Tấn miêu tả trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Kể Năm 2000 với tình cảm quý mến dạt dào, vì tất cả đã sống kiên cường đúng mực, tốt với bạn tù”. (4)
Có thể nói, Giáo Hội Công Giáo Miền Bắc không bị “cộng sản hóa” vì đã được Chúa ban cho những vị mục tử nhân lành, những tín hữu nhiệt thành dám liều mình vì đức tin.
Cộng sản Hà Nội lợi dụng lòng tốt và uy tín quốc tế của Vatican
Trên thực tế, tình trạng đóng băng không phải là tuyệt đối. Xem ra Vatican luôn luôn đóng vai Ông Thiện, còn CSVN luôn luôn chơi trò láu cá, lợi dụng lòng tốt và uy tín quốc tế của Vatican.
Từ 1965, Hoa Kì bắt đầu đi tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh Việt Nam thì Vatican đã đóng vai môi giới giữa CSBV và Washington. Thế nhưng khi Giáo Hoàng Phalô VI muốn viếng thăm mục vụ cả hai miền Nam Bắc vào dịp lễ Giáng Sinh 1968 thì CSBV không chấp thuận.
Để chứng tỏ lập trường trung lập, trung tuần tháng 9-1970, khi đi thăm Á châu, Giáo Hoàng Phaolô VI đã “né” không tới thăm Đài Loan và Việt Nam Cộng Hoà là 2 nước tự do và chống Cộng, mặc dù Việt Nam có số tín hữu đông thứ nhì ở Á Châu. Rồi khi bay qua lãnh thổ Việt Nam, vị giáo hoàng này đã chọn ngay tại Vĩ tuyến 17 là làn ranh phân chia Bắc - Nam để gửi thông điệp cho cả Sài Gòn lẫn Hà Nội.
Khi cuộc Hoà Đàm Paris về chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, phía CSVN cần nhờ đến uy tín của Vatican thì họ lại tìm đến Vatican.
Hồi tháng 2 năm 1971, Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng ngoại giao của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam kiêm trưởng phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tại Hoà Đàm Paris, đã tới Vatican và được giới chức cao cấp Vatican tiếp đón.
Hoà đàm Ba Lê về chiến tranh VN kết thúc và các bên kí nghị định vào ngày 27-01-1973. Coi như phía CSVN thắng lợi lớn, cho nên họ lại kéo nhau tới Roma. Ngày 14-02-1973, Giáo Hoàng Phaolô VI chính thức tiếp Xuân Thủy là trưởng phái đoàn CSBV tại Hoà Đàm Paris và Ngài gọi đó là “ngày đáng ghi nhớ”. Rồi 3 tháng sau, ngày 12-5-1973, ngài lại tiếp Bộ Trưởng Nguyễn Văn Hiếu của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.
Những viên chức Cộng sản tới Vatican để nhằm những mục tiêu nào thì chúng tôi không biết hết, nhưng chắc chắn có dụng ý để Vatican “đóng dấu” giá trị ngoại giao cho cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được ngang bằng với Việt Nam Cộng Hòa.
Cộng sản Hà Nội ăn cháo đá bát
Sau khi CSBV chiếm được miền Nam ngày 30-4-1975, họ liền quên hết mọi giao hảo trước đó. Họ trục xuất Đức Khâm sứ Henri Lemaitre ở Sài Gòn, bắt giam Đức TGM Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, tổng giam mục phó Sài Gòn, cô lập và làm khó dễ Đức cha Phạm Ngọc Chi, Đức TGM Nguyễn Kim Điền… Ban Tôn giáo Chính phủ CS có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của GHCGVN.
Sau chuyến đi Việt Nam lần đầu tiên, Đức Hồng Y R. Etchegaray viết trong hồi kí nhận xét của Ngài như sau: “Lúc đó đất nước được lãnh đạo bởi một đảng duy nhất với những biện pháp khắt khe: hạn chế việc những thanh niên vào chủng viện, trục xuất các thừa sai, cấm đoán báo chí Công Giáo (ngoại trừ một tờ báo Công Giáo ‘yêu nước’), hạn chế hoạt động của các dòng tu vốn khá đông đảo trong đất nước này, và cách chung vi phạm quyền tự do thờ tự. Đó là chưa nói đến việc các linh mục bị cầm tù: còn hàng trăm linh mục bị giam giữ, trong đó một số là tuyên úy quân đội…” (5)
Nhận xét của Đức Hồng Y R. Etchegaray, thực ra, mới chỉ nói lên được một phần sự thật. Đối với chúng ta là người Việt Nam, đương nhiên hầu như ai cũng biết thêm nhiều khía cạnh bi đát khác nữa trong âm mưu biến GHCGVN thành một tổ chức nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Thời gian vẫn trôi đi mãi. Nhân loại tiến bộ nhanh đến chóng mặt.
Rồi cũng tới lúc CSVN phải điều chỉnh phần nào chính sách ngoại giao với Vatican. Có 2 lí do chính: Một là, thế giới ngày nay đang diễn ra hiện tượng toàn cầu hoá. Các phương tiện truyền thông và giao thông cho phép nhân loại thu ngắn tối đa yếu tố thời gian và không gian. Thế giới càng ngày càng áp dụng phương thức phân công phân nhiệm giữa các quốc gia với nhau trong các lãnh vực khoa học, kĩ nghệ, kinh tế, thương mại, chính trị, giáo dục… Hai là, sau khi chiếm được quyền cai trị toàn lãnh thổ, người Cộng sản VN đã lúng túng vụng về trong công cuộc phục hồi và phát triển đất nước. Họ phạm rất nhiều sai lầm nghiêm trọng. Hệ luỵ là sau mấy chục năm hoà bình tái lập mà đất nước không sao ngóc đầu lên được.
Trước tình hình quốc tế và quốc nội như tế, CSVN không thể duy trì mãi tình trạng tự cô lập và bị cô lập.
Đức ông Thụ và chuyến đi phá băng của Đức Hồng Y Roger Etchegaray
Ngày 13-01-2011 là ngày rất quan trọng, bởi vì là ngày Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI cử đặc sứ không thường trực Leopoldo Girelli sang Việt Nam, đánh dấu quan hệ ngoại giao Vatican – VN Cộng sản được tái lập. Tuy dù mối quan hệ này mới ở mức độ rất thấp, nhưng dù sao vẫn hơn là không có gì. Mối quan hệ này sở dĩ có được là kết quả của cả một quá trình lâu dài mà vị tiên phong phá băng chính là Đức Hồng Y R. Etchegaray.
Thật vậy, đầu năm 1989, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chính thức mời một viên chức Toà Thánh sang thăm Việt Nam (chắc chắn là phải được nhà nước CS bật đèn xanh).
Theo thông lệ, lần đầu tiên Vatican chỉ gửi đi một viên chức mang tước đức ông. Nhưng lúc này đây, có một viên bí thư người Việt Nam ngày đêm kề cận Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đó là Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ. Bởi vì Đức ông Thụ có quá trình lâu dài trong sinh hoạt ngoại giao ở Việt Nam, cho nên Đức ông đã dám có sáng kiến đột phá, biến thông lệ thành biệt lệ.
Mãi sau này, Đức ông Thụ mới tiết lộ về biến cố này. Ý thức được hết tầm quan trọng của chuyến đi tiên phong tới Việt Nam của vị đại diện Vatican, Đức ông Thụ đã mạnh dạn đệ trình Đức Thánh Cha ý kiến: nên gửi Đức Hồng Y Roger Etchegaray sang Việt Nam thay vì gửi một vị chỉ có tước đức ông. Đức Thánh Cha hỏi vì sao? Đức ông Thụ thưa: Một là vì Đức Hồng Y R. Etchegaray là một vị Hồng Y, chức vụ là chủ tịch Uỷ an Công Lí và Hoà Bình, thì uy tín hơn một đức ông; hai là Đức Hồng Y là người Pháp cho nên dễ dàng nói chuyện với một số viên chức lãnh đạo Cộng sản VN lớn tuổi biết tiếng Pháp. Đức Thánh Cha suy nghĩ một lúc và chấp thuận ý kiến của Đức Ông Thụ. Ngài bảo “Vậy cha đi gặp Đức Hồng Y xem. Nếu ngài bằng lòng thì mới phái đi”. Đức ông Thụ vui mừng tới gặp Đức Hồng Y R. Etchegaray để thưa chuyện. Nghe xong, Đức Hồng Y vui vẻ nhận lời ngay.
Quả đúng như dự kiến của Đức ông Thụ, chuyến đi lần đầu tới VN của Đức Hồng Y R. Etchegaray ngày 01-7-1989, có Đức ông Nguyễn Văn Phương tháp tùng, đã chọc thủng được bức màn ngăn cách Vatican và Việt Nam Cộng sản. Đức Hồng Y được đi thăm 11 giáo phận và được giáo dân khắp nơi đón tiếp nồng nhiệt. Thủ tướng CSVN Đỗ Mười nói hai bên cần phải “đối thoại”; còn Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn thì cho chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y như là một “Lễ Hiện Xuống!”.
Sau đó, Đức Hồng Y R. Etchegaray còn trở lại VN 2 lần nữa (lần thứ hai và thứ ba), mang sứ mạng giải toả thêm bế tắc ngoại giao giữa đôi bên.
Lần 2: Đức Hồng Y R. Etchegaray sang Hà Nội dự lễ tang Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn cử hành ngày 25-5-1990. Ngài là chức sắc tôn giáo ngoại quốc duy nhất hiện diện trong buổi lễ này. Khoảng 5 tháng sau đó, ngày 25-10-1990, lần đầu tiên, 22 giám mục Việt Nam được đi “Ad limina” ở Roma (“Ad limina” là truyền thống của các giám mục thế giới, cứ 5 năm về Roma để viếng mộ Thánh Phêrô và bái kiến Đức Thánh Cha).
Lần 3: Từ 6 đến 14-11-1990: Đức Hồng Y R. Etchegaray lại bay sang Việt Nam, dẫn theo phái đoàn chính thức gồm có Đức ông Claudio Celli, thứ trưởng ngoại giao, có Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương tháp tùng. Đức Hồng Y đã gặp một số yếu nhân CSVN: Thủ tướng Đỗ Mười, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Nội vụ Mai Chí Thọ và làm việc nhiều giờ với Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ là Nguyễn Chính. Hai bên bàn bạc nhiều việc liên quan tới Giáo Hội CGVN (Xem thêm Công Giáo và Dân Tộc, số 1793 – 1794. Trang 44).
Sau chuyến đi “phá băng” tới Việt Nam Tháng 7-1989, vào Mùa Giáng Sinh 1989, Đức Hồng Y R. Etchegaray lại được giao sứ mệnh ngoại giao “phá băng” tới Cuba gặp Chủ tịch Fidel Castro, sau 30 năm (1975-1989) cắt đứt ngoại giao giữa Cuba và Vatican.
Kết
Câu chuyện trên đây có tính lịch sử và cho phép rút ra 2 nhận xét:
Một: Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ là người có con mắt tinh tường đã khám phá ra bản lãnh “phá băng” của Đức Hồng Y Roger Etchegaray.
Hai: Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ không chỉ là viên bí thư thông thường của Đức Thánh Cha Gioan Phalô II, mà đôi khi, còn can đảm “hiến kế” cho Đức Thánh Cha nữa.
Như thế mới hiểu tại sao Đức Thanh Cha Gioan Phaolô II yêu mến viên bí thư người Việt Nam của Ngài và Ngài cũng yêu mến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam một cách đặc biệt hơn.
Chú thích
1. Mời đọc bài Thằng Khùng (tức Cha Chính Vinh) của Phùng Quán. www.lienvung.de.)
2. Đức ông Phaolô Tịnh Nguyễn Quang Thiều là linh mục Giáo phận Phát Diệm. Sau 1945 là thời Việt Minh, vì Cụ hoạt động chống Pháp hăng quá cho nên giáo dân Bùi Chu, Phát Diệm gọi là “Cụ Sáu Việt Minh” (liên tưởng tới Cha Trần Lục, vị linh mục khai sơn phá thạch vĩ đại của Phát Diệm cũng từng được gọi là Cụ Sáu, 1825-1899).
Cha Thiều chịu chức linh mục ngày 31-10-1947. Cha đã soạn một bản qui tắc đời sống linh mục cho mình như sau: tĩnh tâm hằng tháng; xưng tội và gặp cha linh hướng hằng tuần; nguyện ngắm, dâng thánh lễ, xét mình, viếng Thánh Thể, đọc kinh phụng vụ trước Thánh Thể hằng ngày.
Ngày 02-3- 1952, Cha Thiều được sai đi coi xứ thuộc vùng Việt Minh kiểm soát. Vừa ra tới vùng Việt Minh, Cha bị bắt ngay. Từ đó Cha bắt đầu nếm đủ mùi tân khổ: Bắt bớ, tù đày, biệt giam, tra khảo, đấu tố, vu vạ, bỏ đói, xiềng xích, gông cùm, đánh đập… Cha Thiều đã từng trải qua nhiều trại giam, kể cả 2 trại hoả ngục trần gian là Lý Bá Sơ và Hoả Lò.
Ngày 23-12- 1954, Cha Thiều được “khoan hồng”, nhưng bị lệnh quản chế ngặt nghèo 20 năm. Cha muốn đi đâu cũng phải xin phép. Trên thực tế, thời gian quản chế kéo dài tới 33 năm, mãi 15-6-1987 mới đưọc “giải quản”, nhưng vẫn bị chỉ định cư trú, đi đâu phải báo cáo. Cha Thiều tâm tình: “30 năm không được đi, không được làm”.
Theo Hồi Ký của Cha Thiều thì Cha đã từng được Đức Cha Bùi Chu Tạo đề cử làm giám mục, nhưng nhà nước CS không bao giờ chấp thuận. Dù vậy, Đức cha Phát Diệm vẫn tín nhiệm Cha Thiều là linh mục tổng đại diện từ 17-6-1984. Ngày 27-01-1996, Toà Thánh ban tước “Đức Ông” cho Cha. Đức ông Phaolô Giuse Nguyễn Quang Thiều qua đời ngày 12-8-2000.
Bản thân chúng tôi từng nếm mùi tù cải tạo CS lâu hơn Cụ Thiều nhiều, nhưng mà khi đọc cuốn Hồi Ký của “Cụ Sáu Việt Minh”, chúng tôi phải thú thật là số năm tù của chúng tôi tuy dài hơn, nhưng không thể nào so sánh được với những gian khổ, những cực hình mà Cụ đã phải chịu. Suy ngẫm đời sống tu trì Tin Cậy Mến tuyệt đối và những gian khổ trên đường mục vụ gương mẫu của cuộc đời Cụ Thiều trong thiên chức linh mục, thiển nghĩ, Cụ xứng đáng liệt hàng thánh nhân và nhập ngành hiển tu (confessor) vinh phúc.
(Mời đọc Nhật Ký Của “Cụ Sáu Việt Minh”. Sài Gòn, 2007. In chui. 513 trang. Vũ Sinh Hiên giới thiệu. Cũng có thể đọc bài ngắn của Kim n nhan đề: Chân Dung Linh Mục: Đức ông Nguyễn Quang Thiều. xuanbichvietnam.wordpress.com).
3. Hồi ký Cổng Trời Cán Tỷ của Kiều Duy Vĩnh. www.vantuyen.net
4. Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tr. 60.
5. Hồi ký của Đức Hồng Y R. Etchegaray “J’ai senti battre le coeur du monde” (Tôi đã nghe nhịp đập của trái tim thế giới), Nhà xuất bản Fayard, tháng 11-2007. NTL chuyển ngữ. Tuần báo Công Giáo và Dân Tộc, số 1793-1794, ngày 28-1-2011, trang 44.
Tình hình Giáo Hội Công Giáo Miền Bắc đang cực kì khó khăn thì xẩy ra vụ chịu chức chui của Đức cha Bùi Chu Tạo (Phát Diệm) tại Hà Nội vào năm 1959 dẫn tới việc chính quyền CS Hà Nội trục xuất Đức Khâm sứ John Dooley. Từ đó, Cộng sản Hà Nội và Vatican không còn liên lạc ngoại giao chính thức, bang giao hoàn toàn bị đóng băng.
Tình trạng ấy đưa tới hệ luỵ là làm cho bộ mặt của GHCG Miền Bắc trở thành “hoang tàn” một cách mau chóng.
Nếu đọc loạt bài Giáo Hội Miền Bắc dưới thời Cộng Sản từ 1954 đến nay của LM Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R. (Nhiều kỳ. Tinhdongchuacuuthe.com), ta sẽ có cái nhìn tổng quát và cụ thể về tình trạng “hoang tàn” của GHCG miền Bắc sau 1954.
Thật vậy, Cộng sản Hà Nội coi Giáo Hội Công Giáo là lực lượng có những thế mạnh cạnh tranh với chế độ, cho nên một đàng họ tìm mọi cách triệt hạ Giáo hội, đàng khác, họ âm mưu biến Giáo hội trở thành công cụ của chế độ.
LM Nguyễn Ngọc Nam Phong viết: “GHCG Miền Bắc chỉ còn là ‘số sót’ giữa gọng kìm siết chặt bằng những chính sách triệt tiêu Giáo hội một cách có hệ thống của nhà cầm quyền Hà Nội… Hình ảnh Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê, vì bị chính quyền cản trở, hằng đêm, một mình bước đi trên tầng thượng của Tòa Giám mục để cầu nguyện, đến nỗi bước chân ngài tạo nên một lối mòn trên nền gạch, đã trở thành một câu chuyện điển hình về một thời gian khó của Giáo hội Miền Bắc…”.
Xin trở lại chuyện Đức cha Bùi Chu Tạo thụ phong giám mục: Năm 1957, Cha Bùi Chu Tạo được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám quản Giáo phận Phát Diệm. Ngày 24-01-1959, ngài lại được bổ nhiệm làm giám mục hiệu toà Numidia, nhưng chưa biết sẽ được tấn phong giám mục khi nào và ở đâu. May sao, cùng năm ấy, Đức Giám quản được phép lên Hà Nội chữa bệnh, Đức Khâm sứ Dooley liền lưu ý Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê, giám mục Hà Nội, nên lợi dụng cơ hội này để truyền chức giám mục cho Đức Giám quản Bùi Chu Tạo. Lập tức, lễ truyền chức diễn ra âm thầm tại Nhà thờ lớn Hà Nội với một vị chủ phong là Đức cha Trịnh Như Khuê, một vị thụ phong là Đức Giám quản Bùi Chu Tạo, tham dự thì có Cố Kim (Hội Thừa Sai Ba Lê), Phát Diệm có 2 cha già Kim và cha già Trình cùng một vài giáo dân Phát Diệm sống ở Hà Nội. Buổi truyền chức một giám mục mà như thế, có thể coi là một lễ phong chức “chui” (Xin coi Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ. Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm. Đắc Lộ Tùng Thư, Paris, 2001. Trang 248-251).
Tại Giáo phận Thái Bình, Đức cha Đaminh Đinh Đức Trụ đã phải cải trang làm người “lái lợn”, bằng xích lô, bí mật lên Hà Nội để được tấn phong giám mục. Ngài đã được Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê tấn phong giám mục tại nhà nguyện Tòa giám mục ngay bên phòng ngủ của ngài.
Còn Đức Giám Mục Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, phải 19 năm sau khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục chính tòa (1960), trên đường chạy loạn vì cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung (1979), mới được Đức Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng phong chức “giám mục chui” tại nhà nguyện toà giám mục Bắc Ninh.
Vận dụng sách lược tuyên truyền, Hà Nội phát động chiến dịch đả kích và bôi nhọ người Công Giáo với các khẩu hiệu: “Vì đạo mất nước”, “Theo đạo là theo Tây”, “Theo đạo là phản động”, “Đạo Công Giáo vất bỏ bàn thờ ông bà tổ tiên”, …
Những tay bồi bút cũng nhập trận: Chu Văn với trường thiên tiểu thuyết Bão Biển, Nguyễn Khải với tác phẩm Vỡ Đê… Những tác phẩm này được đưa vào sách giáo khoa nhằm nhồi sọ và đầu độc tinh thần và tình cảm cả một thế hệ tuổi trẻ. Phải nhìn nhận Cộng sản Hà Nội đã thành công trong âm mưu thâm độc này và đã làm cho lương dân ác cảm với người giáo dân, còn giáo dân thì bị cô lập và mang mặc cảm trong xã hội.
Đang khi đó, Cộng sản kiểm soát gắt gao, ngăn cấm giám mục và linh mục tiếp xúc mục vụ với tín hữu của mình. Họ cũng tìm cách “lương dân hoá” các xứ đạo có nhiều giáo dân đi Nam, và ở nhiều nơi, đã bắt giáo dân đi kinh tế mới ở mạn ngược xa xăm, không còn thấy bóng giáo đường.
Những thế mạnh của Giáo Hội Công Giáo là về giáo dục, y tế và bác ái xã hội thì bị Hà Nội ngăn cấm triệt để, đồng thời, họ tước đoạt mọi cơ sở mà Giáo hội đã xây dựng từ trước (các bệnh viện, các trường học…).
Người tín hữu bị coi là loại công dân hạng hai, không được tuyển dụng vào nhiều ngành nghề, nhất là ngành công an, tư pháp, công quyền, ngoại giao…
Trong âm mưu dùng người Công Giáo trị người Công Giáo, Hà Nội lập ra tổ chức “Uỷ Ban Liên Lạc Những Người Công Giáo Yêu Nước Và Yêu Hoà Bình” với tờ báo “Chính Nghĩa”.
Cộng sản Hà Nội còn dùng “Cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất” và “Chiến dịch cải tạo công thương nghiệp” để tiêu diệt nhiều linh mục và giáo dân nhiệt thành.
Để chèo chống con thuyền Giáo hội miền Bắc giữa cơn phong ba bão táp, LM Nguyễn Ngọc Nam Phong viết tiếp: “GHCG Miền Bắc thật sự may mắn còn có được những vị mục tử mạnh mẽ, can trường như Cha Chính Nguyễn Văn Vinh (1), Cha Thông, Cha Oánh, Đức cố Hồng Y Trịnh Văn Căn, Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, Cha Nhân (Hà Nội), Cha Hân (Bùi Chu), Cha Hy (Thái Bình), Cha Giuse Vũ Ngọc Bích, Thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn Dòng Chúa Cứu Thế… Nhiều người trong số các vị ấy đã phải tù đày và nhiều vị đã chết rũ tù, mất xác nơi rừng thiêng nước độc”.
Chúng tôi xin ghi thêm một linh mục can trường khác nữa vào “Sổ Đoạn Trường” các vị giáo sĩ bị Cộng sản Hà Nội bách hại trong thời kỳ này. Đó là Đức ông Phaolô Tịnh Nguyễn Quang Thiều, linh mục Phát Diệm, biệt danh là “Cụ Sáu Việt Minh”. (2)
“Bên cạnh những vị mục tử can trường còn phải kể tới hàng trăm, hàng ngàn các ông chánh phó trương, các ông trùm họ, các ông chánh hội ca vịnh, hội thanh niên…và các giáo dân nhiệt thành đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt giữ, tù tội vì muốn trung thành với đức tin và vì lòng yêu mến Giáo Hội. Họ là những người tù không án, tự nhận mình là ‘thanh ngang của cây thập giá Chúa’ mà Tuân Nguyễn đã kể lại cho Phùng Quán với tất cả sự kính trọng và lòng ngưỡng mộ (x. Phùng Quán, Ba phút Sự thật, tr. 175-184). Họ là gần 100 tù nhân được Kiều Duy Vĩnh cung kính gọi là ‘các anh hùng tử đạo’ khi bị giam chung tại trại giam Cổng trời Cán Tỷ (3). Họ cũng có thể là Thầy Cân, là Hóa, những anh em Công Giáo được nhà văn Bùi Ngọc Tấn miêu tả trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Kể Năm 2000 với tình cảm quý mến dạt dào, vì tất cả đã sống kiên cường đúng mực, tốt với bạn tù”. (4)
Có thể nói, Giáo Hội Công Giáo Miền Bắc không bị “cộng sản hóa” vì đã được Chúa ban cho những vị mục tử nhân lành, những tín hữu nhiệt thành dám liều mình vì đức tin.
Cộng sản Hà Nội lợi dụng lòng tốt và uy tín quốc tế của Vatican
Trên thực tế, tình trạng đóng băng không phải là tuyệt đối. Xem ra Vatican luôn luôn đóng vai Ông Thiện, còn CSVN luôn luôn chơi trò láu cá, lợi dụng lòng tốt và uy tín quốc tế của Vatican.
Từ 1965, Hoa Kì bắt đầu đi tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh Việt Nam thì Vatican đã đóng vai môi giới giữa CSBV và Washington. Thế nhưng khi Giáo Hoàng Phalô VI muốn viếng thăm mục vụ cả hai miền Nam Bắc vào dịp lễ Giáng Sinh 1968 thì CSBV không chấp thuận.
Để chứng tỏ lập trường trung lập, trung tuần tháng 9-1970, khi đi thăm Á châu, Giáo Hoàng Phaolô VI đã “né” không tới thăm Đài Loan và Việt Nam Cộng Hoà là 2 nước tự do và chống Cộng, mặc dù Việt Nam có số tín hữu đông thứ nhì ở Á Châu. Rồi khi bay qua lãnh thổ Việt Nam, vị giáo hoàng này đã chọn ngay tại Vĩ tuyến 17 là làn ranh phân chia Bắc - Nam để gửi thông điệp cho cả Sài Gòn lẫn Hà Nội.
Khi cuộc Hoà Đàm Paris về chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, phía CSVN cần nhờ đến uy tín của Vatican thì họ lại tìm đến Vatican.
Hồi tháng 2 năm 1971, Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng ngoại giao của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam kiêm trưởng phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tại Hoà Đàm Paris, đã tới Vatican và được giới chức cao cấp Vatican tiếp đón.
Hoà đàm Ba Lê về chiến tranh VN kết thúc và các bên kí nghị định vào ngày 27-01-1973. Coi như phía CSVN thắng lợi lớn, cho nên họ lại kéo nhau tới Roma. Ngày 14-02-1973, Giáo Hoàng Phaolô VI chính thức tiếp Xuân Thủy là trưởng phái đoàn CSBV tại Hoà Đàm Paris và Ngài gọi đó là “ngày đáng ghi nhớ”. Rồi 3 tháng sau, ngày 12-5-1973, ngài lại tiếp Bộ Trưởng Nguyễn Văn Hiếu của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.
Những viên chức Cộng sản tới Vatican để nhằm những mục tiêu nào thì chúng tôi không biết hết, nhưng chắc chắn có dụng ý để Vatican “đóng dấu” giá trị ngoại giao cho cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được ngang bằng với Việt Nam Cộng Hòa.
Cộng sản Hà Nội ăn cháo đá bát
Sau khi CSBV chiếm được miền Nam ngày 30-4-1975, họ liền quên hết mọi giao hảo trước đó. Họ trục xuất Đức Khâm sứ Henri Lemaitre ở Sài Gòn, bắt giam Đức TGM Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, tổng giam mục phó Sài Gòn, cô lập và làm khó dễ Đức cha Phạm Ngọc Chi, Đức TGM Nguyễn Kim Điền… Ban Tôn giáo Chính phủ CS có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của GHCGVN.
Sau chuyến đi Việt Nam lần đầu tiên, Đức Hồng Y R. Etchegaray viết trong hồi kí nhận xét của Ngài như sau: “Lúc đó đất nước được lãnh đạo bởi một đảng duy nhất với những biện pháp khắt khe: hạn chế việc những thanh niên vào chủng viện, trục xuất các thừa sai, cấm đoán báo chí Công Giáo (ngoại trừ một tờ báo Công Giáo ‘yêu nước’), hạn chế hoạt động của các dòng tu vốn khá đông đảo trong đất nước này, và cách chung vi phạm quyền tự do thờ tự. Đó là chưa nói đến việc các linh mục bị cầm tù: còn hàng trăm linh mục bị giam giữ, trong đó một số là tuyên úy quân đội…” (5)
Nhận xét của Đức Hồng Y R. Etchegaray, thực ra, mới chỉ nói lên được một phần sự thật. Đối với chúng ta là người Việt Nam, đương nhiên hầu như ai cũng biết thêm nhiều khía cạnh bi đát khác nữa trong âm mưu biến GHCGVN thành một tổ chức nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Thời gian vẫn trôi đi mãi. Nhân loại tiến bộ nhanh đến chóng mặt.
Rồi cũng tới lúc CSVN phải điều chỉnh phần nào chính sách ngoại giao với Vatican. Có 2 lí do chính: Một là, thế giới ngày nay đang diễn ra hiện tượng toàn cầu hoá. Các phương tiện truyền thông và giao thông cho phép nhân loại thu ngắn tối đa yếu tố thời gian và không gian. Thế giới càng ngày càng áp dụng phương thức phân công phân nhiệm giữa các quốc gia với nhau trong các lãnh vực khoa học, kĩ nghệ, kinh tế, thương mại, chính trị, giáo dục… Hai là, sau khi chiếm được quyền cai trị toàn lãnh thổ, người Cộng sản VN đã lúng túng vụng về trong công cuộc phục hồi và phát triển đất nước. Họ phạm rất nhiều sai lầm nghiêm trọng. Hệ luỵ là sau mấy chục năm hoà bình tái lập mà đất nước không sao ngóc đầu lên được.
Trước tình hình quốc tế và quốc nội như tế, CSVN không thể duy trì mãi tình trạng tự cô lập và bị cô lập.
Đức ông Thụ và chuyến đi phá băng của Đức Hồng Y Roger Etchegaray
Ngày 13-01-2011 là ngày rất quan trọng, bởi vì là ngày Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI cử đặc sứ không thường trực Leopoldo Girelli sang Việt Nam, đánh dấu quan hệ ngoại giao Vatican – VN Cộng sản được tái lập. Tuy dù mối quan hệ này mới ở mức độ rất thấp, nhưng dù sao vẫn hơn là không có gì. Mối quan hệ này sở dĩ có được là kết quả của cả một quá trình lâu dài mà vị tiên phong phá băng chính là Đức Hồng Y R. Etchegaray.
Thật vậy, đầu năm 1989, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chính thức mời một viên chức Toà Thánh sang thăm Việt Nam (chắc chắn là phải được nhà nước CS bật đèn xanh).
Theo thông lệ, lần đầu tiên Vatican chỉ gửi đi một viên chức mang tước đức ông. Nhưng lúc này đây, có một viên bí thư người Việt Nam ngày đêm kề cận Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đó là Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ. Bởi vì Đức ông Thụ có quá trình lâu dài trong sinh hoạt ngoại giao ở Việt Nam, cho nên Đức ông đã dám có sáng kiến đột phá, biến thông lệ thành biệt lệ.
Mãi sau này, Đức ông Thụ mới tiết lộ về biến cố này. Ý thức được hết tầm quan trọng của chuyến đi tiên phong tới Việt Nam của vị đại diện Vatican, Đức ông Thụ đã mạnh dạn đệ trình Đức Thánh Cha ý kiến: nên gửi Đức Hồng Y Roger Etchegaray sang Việt Nam thay vì gửi một vị chỉ có tước đức ông. Đức Thánh Cha hỏi vì sao? Đức ông Thụ thưa: Một là vì Đức Hồng Y R. Etchegaray là một vị Hồng Y, chức vụ là chủ tịch Uỷ an Công Lí và Hoà Bình, thì uy tín hơn một đức ông; hai là Đức Hồng Y là người Pháp cho nên dễ dàng nói chuyện với một số viên chức lãnh đạo Cộng sản VN lớn tuổi biết tiếng Pháp. Đức Thánh Cha suy nghĩ một lúc và chấp thuận ý kiến của Đức Ông Thụ. Ngài bảo “Vậy cha đi gặp Đức Hồng Y xem. Nếu ngài bằng lòng thì mới phái đi”. Đức ông Thụ vui mừng tới gặp Đức Hồng Y R. Etchegaray để thưa chuyện. Nghe xong, Đức Hồng Y vui vẻ nhận lời ngay.
Quả đúng như dự kiến của Đức ông Thụ, chuyến đi lần đầu tới VN của Đức Hồng Y R. Etchegaray ngày 01-7-1989, có Đức ông Nguyễn Văn Phương tháp tùng, đã chọc thủng được bức màn ngăn cách Vatican và Việt Nam Cộng sản. Đức Hồng Y được đi thăm 11 giáo phận và được giáo dân khắp nơi đón tiếp nồng nhiệt. Thủ tướng CSVN Đỗ Mười nói hai bên cần phải “đối thoại”; còn Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn thì cho chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y như là một “Lễ Hiện Xuống!”.
Sau đó, Đức Hồng Y R. Etchegaray còn trở lại VN 2 lần nữa (lần thứ hai và thứ ba), mang sứ mạng giải toả thêm bế tắc ngoại giao giữa đôi bên.
Lần 2: Đức Hồng Y R. Etchegaray sang Hà Nội dự lễ tang Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn cử hành ngày 25-5-1990. Ngài là chức sắc tôn giáo ngoại quốc duy nhất hiện diện trong buổi lễ này. Khoảng 5 tháng sau đó, ngày 25-10-1990, lần đầu tiên, 22 giám mục Việt Nam được đi “Ad limina” ở Roma (“Ad limina” là truyền thống của các giám mục thế giới, cứ 5 năm về Roma để viếng mộ Thánh Phêrô và bái kiến Đức Thánh Cha).
Lần 3: Từ 6 đến 14-11-1990: Đức Hồng Y R. Etchegaray lại bay sang Việt Nam, dẫn theo phái đoàn chính thức gồm có Đức ông Claudio Celli, thứ trưởng ngoại giao, có Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương tháp tùng. Đức Hồng Y đã gặp một số yếu nhân CSVN: Thủ tướng Đỗ Mười, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Nội vụ Mai Chí Thọ và làm việc nhiều giờ với Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ là Nguyễn Chính. Hai bên bàn bạc nhiều việc liên quan tới Giáo Hội CGVN (Xem thêm Công Giáo và Dân Tộc, số 1793 – 1794. Trang 44).
Sau chuyến đi “phá băng” tới Việt Nam Tháng 7-1989, vào Mùa Giáng Sinh 1989, Đức Hồng Y R. Etchegaray lại được giao sứ mệnh ngoại giao “phá băng” tới Cuba gặp Chủ tịch Fidel Castro, sau 30 năm (1975-1989) cắt đứt ngoại giao giữa Cuba và Vatican.
Kết
Câu chuyện trên đây có tính lịch sử và cho phép rút ra 2 nhận xét:
Một: Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ là người có con mắt tinh tường đã khám phá ra bản lãnh “phá băng” của Đức Hồng Y Roger Etchegaray.
Hai: Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ không chỉ là viên bí thư thông thường của Đức Thánh Cha Gioan Phalô II, mà đôi khi, còn can đảm “hiến kế” cho Đức Thánh Cha nữa.
Như thế mới hiểu tại sao Đức Thanh Cha Gioan Phaolô II yêu mến viên bí thư người Việt Nam của Ngài và Ngài cũng yêu mến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam một cách đặc biệt hơn.
Chú thích
1. Mời đọc bài Thằng Khùng (tức Cha Chính Vinh) của Phùng Quán. www.lienvung.de.)
2. Đức ông Phaolô Tịnh Nguyễn Quang Thiều là linh mục Giáo phận Phát Diệm. Sau 1945 là thời Việt Minh, vì Cụ hoạt động chống Pháp hăng quá cho nên giáo dân Bùi Chu, Phát Diệm gọi là “Cụ Sáu Việt Minh” (liên tưởng tới Cha Trần Lục, vị linh mục khai sơn phá thạch vĩ đại của Phát Diệm cũng từng được gọi là Cụ Sáu, 1825-1899).
Cha Thiều chịu chức linh mục ngày 31-10-1947. Cha đã soạn một bản qui tắc đời sống linh mục cho mình như sau: tĩnh tâm hằng tháng; xưng tội và gặp cha linh hướng hằng tuần; nguyện ngắm, dâng thánh lễ, xét mình, viếng Thánh Thể, đọc kinh phụng vụ trước Thánh Thể hằng ngày.
Ngày 02-3- 1952, Cha Thiều được sai đi coi xứ thuộc vùng Việt Minh kiểm soát. Vừa ra tới vùng Việt Minh, Cha bị bắt ngay. Từ đó Cha bắt đầu nếm đủ mùi tân khổ: Bắt bớ, tù đày, biệt giam, tra khảo, đấu tố, vu vạ, bỏ đói, xiềng xích, gông cùm, đánh đập… Cha Thiều đã từng trải qua nhiều trại giam, kể cả 2 trại hoả ngục trần gian là Lý Bá Sơ và Hoả Lò.
Ngày 23-12- 1954, Cha Thiều được “khoan hồng”, nhưng bị lệnh quản chế ngặt nghèo 20 năm. Cha muốn đi đâu cũng phải xin phép. Trên thực tế, thời gian quản chế kéo dài tới 33 năm, mãi 15-6-1987 mới đưọc “giải quản”, nhưng vẫn bị chỉ định cư trú, đi đâu phải báo cáo. Cha Thiều tâm tình: “30 năm không được đi, không được làm”.
Theo Hồi Ký của Cha Thiều thì Cha đã từng được Đức Cha Bùi Chu Tạo đề cử làm giám mục, nhưng nhà nước CS không bao giờ chấp thuận. Dù vậy, Đức cha Phát Diệm vẫn tín nhiệm Cha Thiều là linh mục tổng đại diện từ 17-6-1984. Ngày 27-01-1996, Toà Thánh ban tước “Đức Ông” cho Cha. Đức ông Phaolô Giuse Nguyễn Quang Thiều qua đời ngày 12-8-2000.
Bản thân chúng tôi từng nếm mùi tù cải tạo CS lâu hơn Cụ Thiều nhiều, nhưng mà khi đọc cuốn Hồi Ký của “Cụ Sáu Việt Minh”, chúng tôi phải thú thật là số năm tù của chúng tôi tuy dài hơn, nhưng không thể nào so sánh được với những gian khổ, những cực hình mà Cụ đã phải chịu. Suy ngẫm đời sống tu trì Tin Cậy Mến tuyệt đối và những gian khổ trên đường mục vụ gương mẫu của cuộc đời Cụ Thiều trong thiên chức linh mục, thiển nghĩ, Cụ xứng đáng liệt hàng thánh nhân và nhập ngành hiển tu (confessor) vinh phúc.
(Mời đọc Nhật Ký Của “Cụ Sáu Việt Minh”. Sài Gòn, 2007. In chui. 513 trang. Vũ Sinh Hiên giới thiệu. Cũng có thể đọc bài ngắn của Kim n nhan đề: Chân Dung Linh Mục: Đức ông Nguyễn Quang Thiều. xuanbichvietnam.wordpress.com).
3. Hồi ký Cổng Trời Cán Tỷ của Kiều Duy Vĩnh. www.vantuyen.net
4. Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tr. 60.
5. Hồi ký của Đức Hồng Y R. Etchegaray “J’ai senti battre le coeur du monde” (Tôi đã nghe nhịp đập của trái tim thế giới), Nhà xuất bản Fayard, tháng 11-2007. NTL chuyển ngữ. Tuần báo Công Giáo và Dân Tộc, số 1793-1794, ngày 28-1-2011, trang 44.