TÍN THÁC LÀ CUỘC HIỂN DUNG CỦA TA
Ngày xưa trên núi cao, khi Chúa biến đổi dung nhan rực rỡ, thì trong lòng của cuộc hiển dung ấy, chưa phải là những hạnh phúc, nhưng lại chất chứa sự thương đau vô cùng bởi những phản bội, bởi thái độ vô ơn của loài người, bởi nỗi ê chề của thập giá, của giờ tử nạn. Vì thế, hiển dung của Chúa Kitô chỉ như một ánh chớp giữa bầu trời đen đầy giông bão.
Vì thế, khi mà các môn đệ Chúa Kitô đang chiêm ngưỡng vinh quang tuyệt vời của cuộc hiển dung, thì điều mà các ông nhìn thấy như chỉ là một ánh chớp thoáng qua, một báo hiệu trước của tương lai, một tương lai phải trả giá bằng nỗi đau thập giá.
Đường đi trước mắt của Chúa và của các môn đệ còn dài, còn lắm gian truân, nhiều thử thách. Nó đang giăng mắc đầy những nghiệt ngã mà cả Thầy và trò phải đối diện.
Tuy nhiên, sứ mạng dù phải nếm trải những chịu đựng, có khi sự chịu đựng ấy còn vượt quá sức người, bởi sức người chỉ có ngần, có hạn, thì một ánh chớp sáng, nếu có thoáng qua, cũng có thể trở thành sức mạnh để lòng người bền bỉ hơn mà tin vào sự thắng vượt.
Vì thế, ngay trước lúc bắt đầu bước vào những khó khăn ấy, ngay trước lúc mà mọi thương đau nhất trong đời lại cùng diễn ra một lúc, thì cuộc hiển dung vô cùng cần thiết. Nó hoàn toàn hợp lý và đúng lúc, để dù ai, dù sự việc nào, dù đau xót đến đâu, nhờ hội nhập vào cuộc hiển dung ấy, mới may ra, lòng người sẽ đủ sức mà làm cho “chân cứng đá mềm”, nhằm thách thức cùng sức chịu đựng.
Cuộc hiển dung của Chúa Kitô, hơn bao giờ hết, trở thành ngọn đèn của hy vọng, thành cứu cánh của niềm tin, thành một lời động viên cho niềm an ủi mà các môn đệ của Chúa đang rất cần để chuẩn bị cho các ông tiến đến và nhập cuộc vào thánh giá Chúa.
Trong cuộc đời làm người, người tín hữu nói riêng, mọi người nói chung, rất cần những cuộc hiển dung như thế. Không có bất cứ ai hoàn toàn sống trên “nhung lụa”.
Cuộc đời là một cuộc thử thách nối dài. Đau khổ là người bạn rất thân với ta, dù ta không hề mong muốn. Nhưng dù đau khổ đến mức độ nào, cuộc đời của mỗi cá nhân dù có bị vùi vập, bị nhận chìm đến đâu, bình minh của tương lai dẫu đã tắt, hoàng hôn dẫu là một tấm màn sắt vây kín thân phận, để có thể vượt lên chính mình, ta không có quyền đầu hàng số phận, không có quyền ngã lòng, càng không bao giờ được phép dập tắt niềm hy vọng, không bao giờ để lòng mình lạc mất niềm tin.
Niềm hy vọng, niềm tin tưởng chính là cuộc hiển dung vĩ đại giữa những nốt nhạc trầm đầy thương đau của đời người, của thân phận từng con người.
Nhất là ngay lúc này, nỗi ảm đạm mang tên "dịch" vốn đã quá đau thương, từng ngày lại chứng kiến hoặc nghe tin bao nhiêu người thân, bao nhiêu đồng bào ngã xuống, số người nhiễm cứ từng khoảnh khắc lại tăng vọt, đồng thời không thể biết bản thân và những người thân yêu đang còn sống có tiếp tục được an toàn không, thì nỗi ám ảnh mang tên "dịch" càng như đám mây đen phủ chồng lên, càng đáng thương, càng ảm đạm.
Bây giờ mọi người đều thấm cảnh không còn tự do đúng nghĩa nhất. Bây giờ mọi người, dù không quen, cũng phải ráng mà quên cái cảnh chim lồng, cá chậu cho đến ngày chấm dứt căn bệnh nghiệt ngã đang trùm vây từng con ngỏ, từng góc phố.
Nếu trước đây chưa bao giờ hiểu nổi cảnh bị giam cầm là gì, thì bây giờ đã hiểu, đã thấu. Nếu trước đây cần gì một chút là cứ phóng thẳng xe ra đường, thì bây giờ mới cảm nhận cái quý giá của tự do lớn hơn bảo ngọc, lớn hơn mọi thứ kho tàng lớn nhất...
Bao nhiêu ngày qua, đối với những nhà đôi chút khấm khá, cầm cự cho qua bữa bằng những thực phẩm đông lạnh. Bao nhiêu ngày qua, dù có tiền, đừng nói là giấc mơ về một bát bánh canh phả mùi hành ngò, một tô cháo cá vừa ăn vừa thổi, một đĩa bánh cuốn bốc hơi xen lẫn mùi nước mắm pha, hay cái bánh bao nóng hổi, một ly chè đậu ngọt lạnh thấm trong cuống lưỡi..., chỉ cần mớ củ quả ít ỏi, mớ rau tươi nhỏ nhoi, đã thấy quý vô cùng, mong mỏi vô cùng và thèm khát vô cùng...
Bao nhiêu ngày qua, cuộc sống chúng ta phải thay đổi, nhiều thói quen, nhiều nếp nghĩ, nếp làm, nếp sinh hoạt, cả đến những tập quán của bản thân, của gia đình, của mọi người quen biết, mọi người thân thương, thậm chí mọi tương quan, mọi mối dây liên hệ của nhau... đều phải thích nghi, phải khác hơn, mới hơn và cũng xa nhau hơn...
Bao nhiêu ngày qua chúng ta chứng kiến quá nhiều những mãnh đời áo om khốn khó, tạm bợ, đói rách... quá khổ sở, quá khó khăn để có thể có một hộp cơm, một chai nước, một nắm xôi ai đó phát không trên lề đường, bởi phải tự tránh xa nhau.
Chúng ta rơi nước mắt khi chứng kiến nhiều người đói đến phải xin ăn. Hay rơi nước mắt trước thái độ của ai đó sau khi nhận hộp cơm từ thiện rồi chắp tay lạy ân nhân của mình như lạy ông bụt bà tiên từ trời hiện xuống... Chúng ta xót. Chúng ta đau. Chúng ta nhói. Tất cả như có ai nắm trái tim mình mà bóp. Bởi có ai ngờ, giữa cái khốn cùng chung của mọi người, lại có những cơn đói đến tận cùng như vậy.
Hiện trạng mà chúng ta đang đối diện - nhất là giữa thời buổi mà ai ai cũng phải nháo nhào, tất bật, quay quắt với cuộc sống, với miếng cơm manh áo trong sự quay cuồng của kinh tế thị trường, không có lấy một ngày êm ả, chưa từng có một ngày mà bụi, khói, tiếng ồn bỗng dưng biến mất, bỗng dưng bị quét sạch... - trở thành dấu ấn nghiệt ngã mà bệnh tật để lại trong sự càn quét không nương tay của nó.
Chưa từng có một ngày mà bước chân vốn trĩu nặng vì mưu sinh - bây giờ lại thêm nặng trĩu vì bệnh tật tàn phá mọi thứ trong cuộc sống chung và riêng, nặng trĩu vì mọi âu lo khác, nặng trĩu vì sợ hãi khi nghĩ đến sự chẳng may bệnh tật ập đến trên người thân, ập đến nơi chính mình - lại như đang hổn hển, như đang phều phào...
Tuy nhiên giữa cảnh tượng tưởng chừng chỉ có ảm đạm, người tín hữu của Chúa Kitô vẫn được mời gọi hãy thắp sáng cuộc hiển dung bằng lòng hy vọng, lòng tin cho mình. Hãy nhớ, nguồn Ánh Sáng thắp lên cuộc hiển dung cho đời ta chính là Chúa Kitô.
Chính nhờ niềm tin và sự cậy trông vào Chúa Kitô, chính trái tim vàng đá của một lòng yêu mến sắt son đặt nơi Chúa Kitô, trên hết mọi sự là niềm tin tưởng vào chính cuộc vượt qua hồng phúc của Chúa Kitô, chúng ta sẽ đủ nghị lực, đủ dũng cảm, đủ sức mạnh để hóa nên “chân cứng đá mềm”. Nhờ đó, ta thắp lên cuộc hiển dung của Chúa giữa những thách đố trong đời mà từng người phải nếm trải.
Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phó thác sự sống sự chết của mình trong tay Chúa. Đặt mình nơi bàn tay tình yêu diệu kỳ của Chúa, tự bản thân, chúng ta đã thắp lên, thắp sáng lên cuộc hiển dung của Chúa trong đời mình.
Một khi biết cậy trông vào Chúa, để làm cho ánh sáng hiển dung bừng cháy giữa tăm tối của cuộc đời, tăm tối của tương lai, tăm tối của sức chịu đựng, chính là sức mạnh giúp can đảm sống thêm, đồng hành thêm cùng cuộc đời; lớn thêm một chút cho hoàn cảnh hiện tại mà mình phải đối mặt.
Trong mọi hoàn cảnh, hãy hy vọng vào Chúa, đặt đời mình, đặt cả thế giới này trong tay Chúa. Hãy xác tín luôn luôn Chúa không bỏ rơi bất kỳ ai. Niềm xác tín ấy sẽ tăng lòng can đảm và sức chịu đựng mà sống cùng thánh giá Chúa Kitô.
Ngày xưa trên núi cao, khi Chúa biến đổi dung nhan rực rỡ, thì trong lòng của cuộc hiển dung ấy, chưa phải là những hạnh phúc, nhưng lại chất chứa sự thương đau vô cùng bởi những phản bội, bởi thái độ vô ơn của loài người, bởi nỗi ê chề của thập giá, của giờ tử nạn. Vì thế, hiển dung của Chúa Kitô chỉ như một ánh chớp giữa bầu trời đen đầy giông bão.
Vì thế, khi mà các môn đệ Chúa Kitô đang chiêm ngưỡng vinh quang tuyệt vời của cuộc hiển dung, thì điều mà các ông nhìn thấy như chỉ là một ánh chớp thoáng qua, một báo hiệu trước của tương lai, một tương lai phải trả giá bằng nỗi đau thập giá.
Đường đi trước mắt của Chúa và của các môn đệ còn dài, còn lắm gian truân, nhiều thử thách. Nó đang giăng mắc đầy những nghiệt ngã mà cả Thầy và trò phải đối diện.
Tuy nhiên, sứ mạng dù phải nếm trải những chịu đựng, có khi sự chịu đựng ấy còn vượt quá sức người, bởi sức người chỉ có ngần, có hạn, thì một ánh chớp sáng, nếu có thoáng qua, cũng có thể trở thành sức mạnh để lòng người bền bỉ hơn mà tin vào sự thắng vượt.
Vì thế, ngay trước lúc bắt đầu bước vào những khó khăn ấy, ngay trước lúc mà mọi thương đau nhất trong đời lại cùng diễn ra một lúc, thì cuộc hiển dung vô cùng cần thiết. Nó hoàn toàn hợp lý và đúng lúc, để dù ai, dù sự việc nào, dù đau xót đến đâu, nhờ hội nhập vào cuộc hiển dung ấy, mới may ra, lòng người sẽ đủ sức mà làm cho “chân cứng đá mềm”, nhằm thách thức cùng sức chịu đựng.
Cuộc hiển dung của Chúa Kitô, hơn bao giờ hết, trở thành ngọn đèn của hy vọng, thành cứu cánh của niềm tin, thành một lời động viên cho niềm an ủi mà các môn đệ của Chúa đang rất cần để chuẩn bị cho các ông tiến đến và nhập cuộc vào thánh giá Chúa.
Trong cuộc đời làm người, người tín hữu nói riêng, mọi người nói chung, rất cần những cuộc hiển dung như thế. Không có bất cứ ai hoàn toàn sống trên “nhung lụa”.
Cuộc đời là một cuộc thử thách nối dài. Đau khổ là người bạn rất thân với ta, dù ta không hề mong muốn. Nhưng dù đau khổ đến mức độ nào, cuộc đời của mỗi cá nhân dù có bị vùi vập, bị nhận chìm đến đâu, bình minh của tương lai dẫu đã tắt, hoàng hôn dẫu là một tấm màn sắt vây kín thân phận, để có thể vượt lên chính mình, ta không có quyền đầu hàng số phận, không có quyền ngã lòng, càng không bao giờ được phép dập tắt niềm hy vọng, không bao giờ để lòng mình lạc mất niềm tin.
Niềm hy vọng, niềm tin tưởng chính là cuộc hiển dung vĩ đại giữa những nốt nhạc trầm đầy thương đau của đời người, của thân phận từng con người.
Nhất là ngay lúc này, nỗi ảm đạm mang tên "dịch" vốn đã quá đau thương, từng ngày lại chứng kiến hoặc nghe tin bao nhiêu người thân, bao nhiêu đồng bào ngã xuống, số người nhiễm cứ từng khoảnh khắc lại tăng vọt, đồng thời không thể biết bản thân và những người thân yêu đang còn sống có tiếp tục được an toàn không, thì nỗi ám ảnh mang tên "dịch" càng như đám mây đen phủ chồng lên, càng đáng thương, càng ảm đạm.
Bao nhiêu ngày qua, và sẽ còn bao nhiêu ngày nữa, chúng ta đã và vẫn đang bị chôn chân trong chính căn nhà của mình. Càng gắt gao hơn, cho nên càng đáng thương hơn khi nghe tin nhiều địa phương, người người bị "nhốt" chặt đến nỗi không có khoảnh khắc nào "thò" được bước chân ra tới đường vì phải giữ tuyệt đối 24/24.
Bây giờ mọi người đều thấm cảnh không còn tự do đúng nghĩa nhất. Bây giờ mọi người, dù không quen, cũng phải ráng mà quên cái cảnh chim lồng, cá chậu cho đến ngày chấm dứt căn bệnh nghiệt ngã đang trùm vây từng con ngỏ, từng góc phố.
Nếu trước đây chưa bao giờ hiểu nổi cảnh bị giam cầm là gì, thì bây giờ đã hiểu, đã thấu. Nếu trước đây cần gì một chút là cứ phóng thẳng xe ra đường, thì bây giờ mới cảm nhận cái quý giá của tự do lớn hơn bảo ngọc, lớn hơn mọi thứ kho tàng lớn nhất...
Bao nhiêu ngày qua, đối với những nhà đôi chút khấm khá, cầm cự cho qua bữa bằng những thực phẩm đông lạnh. Bao nhiêu ngày qua, dù có tiền, đừng nói là giấc mơ về một bát bánh canh phả mùi hành ngò, một tô cháo cá vừa ăn vừa thổi, một đĩa bánh cuốn bốc hơi xen lẫn mùi nước mắm pha, hay cái bánh bao nóng hổi, một ly chè đậu ngọt lạnh thấm trong cuống lưỡi..., chỉ cần mớ củ quả ít ỏi, mớ rau tươi nhỏ nhoi, đã thấy quý vô cùng, mong mỏi vô cùng và thèm khát vô cùng...
Bao nhiêu ngày qua, cuộc sống chúng ta phải thay đổi, nhiều thói quen, nhiều nếp nghĩ, nếp làm, nếp sinh hoạt, cả đến những tập quán của bản thân, của gia đình, của mọi người quen biết, mọi người thân thương, thậm chí mọi tương quan, mọi mối dây liên hệ của nhau... đều phải thích nghi, phải khác hơn, mới hơn và cũng xa nhau hơn...
Bao nhiêu ngày qua chúng ta chứng kiến quá nhiều những mãnh đời áo om khốn khó, tạm bợ, đói rách... quá khổ sở, quá khó khăn để có thể có một hộp cơm, một chai nước, một nắm xôi ai đó phát không trên lề đường, bởi phải tự tránh xa nhau.
Chúng ta rơi nước mắt khi chứng kiến nhiều người đói đến phải xin ăn. Hay rơi nước mắt trước thái độ của ai đó sau khi nhận hộp cơm từ thiện rồi chắp tay lạy ân nhân của mình như lạy ông bụt bà tiên từ trời hiện xuống... Chúng ta xót. Chúng ta đau. Chúng ta nhói. Tất cả như có ai nắm trái tim mình mà bóp. Bởi có ai ngờ, giữa cái khốn cùng chung của mọi người, lại có những cơn đói đến tận cùng như vậy.
Chúng ta càng xót xa trước cảnh những đoàn người ly tán, tháo chạy từ nơi mình đã từng sống, đã từng kiếm kế sinh nhai. Trong đoàn người hẩm hiu, rã rời ấy, kẻ thì đi bộ về quê vượt nhiều trăm cây số; kẻ thì bồng bế, dắt díu nhau nheo nhóc thẩn thờ, phờ phạc.; kẻ thì vạ vật đâu đó bên lề đường khi mệt, nương nhờ lòng tốt của người dân trên hành trình tháo chạy mà kéo lê sự sống... Tất cả họ không chịu nổi cuộc sống bế tắc, bỏ chốn tạm sống để lang thang, không biết sẽ về đâu, không biết có thể đến được nơi mình muốn đến?...
Hiện trạng mà chúng ta đang đối diện - nhất là giữa thời buổi mà ai ai cũng phải nháo nhào, tất bật, quay quắt với cuộc sống, với miếng cơm manh áo trong sự quay cuồng của kinh tế thị trường, không có lấy một ngày êm ả, chưa từng có một ngày mà bụi, khói, tiếng ồn bỗng dưng biến mất, bỗng dưng bị quét sạch... - trở thành dấu ấn nghiệt ngã mà bệnh tật để lại trong sự càn quét không nương tay của nó.
Chưa từng có một ngày mà bước chân vốn trĩu nặng vì mưu sinh - bây giờ lại thêm nặng trĩu vì bệnh tật tàn phá mọi thứ trong cuộc sống chung và riêng, nặng trĩu vì mọi âu lo khác, nặng trĩu vì sợ hãi khi nghĩ đến sự chẳng may bệnh tật ập đến trên người thân, ập đến nơi chính mình - lại như đang hổn hển, như đang phều phào...
Tuy nhiên giữa cảnh tượng tưởng chừng chỉ có ảm đạm, người tín hữu của Chúa Kitô vẫn được mời gọi hãy thắp sáng cuộc hiển dung bằng lòng hy vọng, lòng tin cho mình. Hãy nhớ, nguồn Ánh Sáng thắp lên cuộc hiển dung cho đời ta chính là Chúa Kitô.
Chính nhờ niềm tin và sự cậy trông vào Chúa Kitô, chính trái tim vàng đá của một lòng yêu mến sắt son đặt nơi Chúa Kitô, trên hết mọi sự là niềm tin tưởng vào chính cuộc vượt qua hồng phúc của Chúa Kitô, chúng ta sẽ đủ nghị lực, đủ dũng cảm, đủ sức mạnh để hóa nên “chân cứng đá mềm”. Nhờ đó, ta thắp lên cuộc hiển dung của Chúa giữa những thách đố trong đời mà từng người phải nếm trải.
Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phó thác sự sống sự chết của mình trong tay Chúa. Đặt mình nơi bàn tay tình yêu diệu kỳ của Chúa, tự bản thân, chúng ta đã thắp lên, thắp sáng lên cuộc hiển dung của Chúa trong đời mình.
Một khi biết cậy trông vào Chúa, để làm cho ánh sáng hiển dung bừng cháy giữa tăm tối của cuộc đời, tăm tối của tương lai, tăm tối của sức chịu đựng, chính là sức mạnh giúp can đảm sống thêm, đồng hành thêm cùng cuộc đời; lớn thêm một chút cho hoàn cảnh hiện tại mà mình phải đối mặt.
Trong mọi hoàn cảnh, hãy hy vọng vào Chúa, đặt đời mình, đặt cả thế giới này trong tay Chúa. Hãy xác tín luôn luôn Chúa không bỏ rơi bất kỳ ai. Niềm xác tín ấy sẽ tăng lòng can đảm và sức chịu đựng mà sống cùng thánh giá Chúa Kitô.