NHIỀU HƠN NHỮNG GÌ CÓ THỂ TƯỞNG TƯỢNG
“Hãy đến mà ăn!”.
Pascal nói, “Điểm phân biệt lớn nhất về sự toàn năng của Thiên Chúa, là khi nghĩ về nó, trí tưởng tượng của con người sẽ không còn! Ngài luôn ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Khi ai đó ở trong một tâm trạng xót xa, họ có xu hướng trở lại với nếp cũ hầu khôi phục sự tự tin và giá trị bản thân. Với Phêrô, nếp cũ là đánh cá, vì vậy ông ra biển, rủ các bạn cùng đi. Họ cũng là những người cảm thấy có lỗi vì đã bỏ Thầy trong cuộc thương khó và có lẽ do sự cắn rứt lương tâm nên họ dễ dàng nhập cuộc với Phêrô. Vậy mà nhóm bạn chài đáng thương ấy thật may mắn, họ gặp lại Thầy mình, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’. Ngài sẽ băng bó và chữa lành những trái tim thương tổn của họ, dẫu họ chưa nhận ra Ngài.
Chúa Phục Sinh hiện ra, truyền cho họ buông chài bên phải mạn thuyền và họ đã bắt được rất nhiều cá. Mẻ cá này không chỉ là ân huệ sau một đêm công cốc; nó mang tính biểu tượng cao! Biểu tượng trọng tâm là Đấng Phục Sinh đang ở với họ, giữa thất bại, ‘giữa nếp cũ, nhưng đánh bắt theo cách mới’. Gioan nói, “Chúa đó!”; Ngài thầm nhắc họ sứ mệnh ban đầu, “Lưới người như lưới cá!”. Và điều quan trọng, nếu họ tự sức làm điều này bằng nỗ lực của mình theo ‘nếp cũ’, họ sẽ trắng tay; nhưng làm theo ‘cách mới’, tức là ‘theo lệnh, theo cách Ngài’, ‘trong thời gian của Ngài’, nỗ lực của họ sẽ mang lại thành quả, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay là một bằng chứng. Trước thượng hội đồng, Phêrô tuyên bố những lý chứng hùng hồn nhất. Giêsu, “Tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, đã trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Ngài, không ai đem lại ơn cứu độ!”, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca.
Tin Mừng nói, “Bước lên bờ, các ông thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa”. Ôi! Với Phêrô, lại là một biểu tượng! Những ánh lửa của đêm nào sống lại trong ông, lửa phản bội, lửa chối Thầy; nhưng nay, lửa xót thương, lửa thứ tha! Trong đêm khổ nạn của Thầy, khi đang sưởi bên bếp lửa hồng, ông đã nói, “Tôi không biết người ấy!”; nhưng giờ đây, cũng bên bếp lửa hồng, ‘Người Ấy’ lại nói với ông và các bạn, “Hãy đến mà ăn!”. Sao mà thâm trầm đến thế, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng’; bởi lẽ, nó gợi lên những lời của đêm Tiệc Ly, lời từ các phép lạ bánh cá hoá nhiều, lời của các bữa ăn thắm tình Thầy, đượm tình trò.
Anh chị em,
“Hãy đến mà ăn!”. Chúa Phục Sinh mời tất cả chúng ta “Hãy đến mà ăn!”, đến dự bữa tiệc thịnh soạn của lòng thương xót Ngài. Lịch sử của Phêrô, của các môn đệ, cũng là lịch sử của mỗi người chúng ta. Không phải lúc nào chúng ta cũng trung tín, chân thực; ở đó có cả bất trung, bội tín, thậm chí bán Thầy. Vậy mà Chúa Phục Sinh quên hết! Lòng nhân hậu và xót thương của Ngài bù đắp mọi vong ân bội nghĩa, kể cả sự dữ; đến nỗi, như Gioan viết, “Không ai dám hỏi, ‘Ông là ai?’”. Ba năm nhìn thấy Thầy yêu thương bao người khốn khổ đã giúp họ nhận biết Ngài là Đấng Xót Thương; và nay Ngài thương xót chính họ! Ước gì bạn và tôi, cũng biết Ngài bằng chính danh xưng Thương Xót đó; và về sau, biết yêu mến Ngài như Phêrô yêu Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, ân sủng phục sinh không chỉ kết thúc với việc con được tha thứ; nó kết thúc với việc trái tim con được biến đổi ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy đến mà ăn!”.
Pascal nói, “Điểm phân biệt lớn nhất về sự toàn năng của Thiên Chúa, là khi nghĩ về nó, trí tưởng tượng của con người sẽ không còn! Ngài luôn ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay chứng thực điều Pascal nói. Với Chúa Phục Sinh, mọi sự có thể bắt đầu lại, có thể được phục hồi, kể cả đổ vỡ, phản bội và thất bại. Mọi sự trở nên mới mẻ! Với Ngài, mọi sự đều có thể cho Phêrô, cho các môn đệ, luôn luôn ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’.
Khi ai đó ở trong một tâm trạng xót xa, họ có xu hướng trở lại với nếp cũ hầu khôi phục sự tự tin và giá trị bản thân. Với Phêrô, nếp cũ là đánh cá, vì vậy ông ra biển, rủ các bạn cùng đi. Họ cũng là những người cảm thấy có lỗi vì đã bỏ Thầy trong cuộc thương khó và có lẽ do sự cắn rứt lương tâm nên họ dễ dàng nhập cuộc với Phêrô. Vậy mà nhóm bạn chài đáng thương ấy thật may mắn, họ gặp lại Thầy mình, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’. Ngài sẽ băng bó và chữa lành những trái tim thương tổn của họ, dẫu họ chưa nhận ra Ngài.
Chúa Phục Sinh hiện ra, truyền cho họ buông chài bên phải mạn thuyền và họ đã bắt được rất nhiều cá. Mẻ cá này không chỉ là ân huệ sau một đêm công cốc; nó mang tính biểu tượng cao! Biểu tượng trọng tâm là Đấng Phục Sinh đang ở với họ, giữa thất bại, ‘giữa nếp cũ, nhưng đánh bắt theo cách mới’. Gioan nói, “Chúa đó!”; Ngài thầm nhắc họ sứ mệnh ban đầu, “Lưới người như lưới cá!”. Và điều quan trọng, nếu họ tự sức làm điều này bằng nỗ lực của mình theo ‘nếp cũ’, họ sẽ trắng tay; nhưng làm theo ‘cách mới’, tức là ‘theo lệnh, theo cách Ngài’, ‘trong thời gian của Ngài’, nỗ lực của họ sẽ mang lại thành quả, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay là một bằng chứng. Trước thượng hội đồng, Phêrô tuyên bố những lý chứng hùng hồn nhất. Giêsu, “Tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, đã trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Ngài, không ai đem lại ơn cứu độ!”, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca.
Tin Mừng nói, “Bước lên bờ, các ông thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa”. Ôi! Với Phêrô, lại là một biểu tượng! Những ánh lửa của đêm nào sống lại trong ông, lửa phản bội, lửa chối Thầy; nhưng nay, lửa xót thương, lửa thứ tha! Trong đêm khổ nạn của Thầy, khi đang sưởi bên bếp lửa hồng, ông đã nói, “Tôi không biết người ấy!”; nhưng giờ đây, cũng bên bếp lửa hồng, ‘Người Ấy’ lại nói với ông và các bạn, “Hãy đến mà ăn!”. Sao mà thâm trầm đến thế, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng’; bởi lẽ, nó gợi lên những lời của đêm Tiệc Ly, lời từ các phép lạ bánh cá hoá nhiều, lời của các bữa ăn thắm tình Thầy, đượm tình trò.
Anh chị em,
“Hãy đến mà ăn!”. Chúa Phục Sinh mời tất cả chúng ta “Hãy đến mà ăn!”, đến dự bữa tiệc thịnh soạn của lòng thương xót Ngài. Lịch sử của Phêrô, của các môn đệ, cũng là lịch sử của mỗi người chúng ta. Không phải lúc nào chúng ta cũng trung tín, chân thực; ở đó có cả bất trung, bội tín, thậm chí bán Thầy. Vậy mà Chúa Phục Sinh quên hết! Lòng nhân hậu và xót thương của Ngài bù đắp mọi vong ân bội nghĩa, kể cả sự dữ; đến nỗi, như Gioan viết, “Không ai dám hỏi, ‘Ông là ai?’”. Ba năm nhìn thấy Thầy yêu thương bao người khốn khổ đã giúp họ nhận biết Ngài là Đấng Xót Thương; và nay Ngài thương xót chính họ! Ước gì bạn và tôi, cũng biết Ngài bằng chính danh xưng Thương Xót đó; và về sau, biết yêu mến Ngài như Phêrô yêu Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, ân sủng phục sinh không chỉ kết thúc với việc con được tha thứ; nó kết thúc với việc trái tim con được biến đổi ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)