Ảnh của ANDREAS SOLARO/AFP qua Getty Images


Charles Collins, giám đốc điều hành của Crux, ngày 3 tháng 1 năm 2025, tường trình rằng bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào Ngày đầu năm mới được thiết lập theo chủ đề Đức Mẹ Maria và chuyển sang tước hiệu Đức Mẹ Maria, “Mẹ Thiên Chúa”, được cử hành vào ngày 1 tháng 1.

“Khi cầu nguyện với Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa,” Đức Phanxicô nói, “chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Kitô được sinh ra bởi Chúa Cha, nhưng cũng thực sự được sinh ra bởi một người phụ nữ.”

“Thánh Phaolô tông đồ tóm tắt mầu nhiệm này bằng cách nói với chúng ta rằng ‘Thiên Chúa đã sai Con của Người, sinh ra bởi một người phụ nữ’ (Gl 4:4),” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói. “Những từ đó – ‘sinh ra bởi một người phụ nữ’ – vang vọng trong trái tim chúng ta ngày nay,” ngài nói, “chúng nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của chúng ta, đã trở nên xác phàm và được mặc khải trong sự yếu đuối của xác thịt.”

Thông thường, người ta sẽ không nghĩ rằng việc Đức Giáo Hoàng nói rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa sẽ là tiêu đề đáng chú ý, nhưng đó là những gì đã xảy ra, và lý do tại sao điều đó xảy ra thực sự là điều đáng để khám phá dưới góc nhìn của hai mối quan tâm chính đối với Đức Giáo Hoàng và Giáo hội, mà bài giảng của ngài cũng nêu rõ: Năm Thánh và kỷ niệm 1,700 năm Công đồng Ni-xê-a, cả hai đều diễn ra trong cả năm.

Phương châm của Năm Thánh là “Những người hành hương của Hy vọng” nhưng năm này trùng với kỷ niệm của Công đồng đã ban cho chúng ta Kinh Tin Kính Ni-xê-a, và chỉ riêng lý do đó cũng xứng đáng có một vị trí trong danh sách ngắn các sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Giáo hội của bất cứ ai.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng sẽ sử dụng ngày kỷ niệm này để thúc đẩy mối quan hệ với Giáo hội Chính thống giáo — một động lực chính trong toàn bộ triều giáo hoàng của ngài — nhưng bài giảng của ngài vào thứ Tư cũng ám chỉ mong muốn sử dụng Năm Thánh cho một mục đích khác: nhấn mạnh lý do tại sao Công đồng Ni-xê-a ban đầu diễn ra.

Lý do chính của Công đồng Ni-xê-a vào năm 325 Công nguyên là một cuộc tranh chấp giữa một linh mục-nhà thần học tên là Ariô và Giám mục Athanasiô của Alexandria, về bản chất của Chúa Giêsu Ki-tô.

Ariô dạy rằng vì Chúa Con đến từ Chúa Cha, điều này có nghĩa là Chúa Con được tạo ra, chứ không phải là Chúa hoàn toàn. Athanasiô phản bác rằng Chúa Kitô đồng vĩnh cửu và đồng bản thể với Chúa Cha, đó là niềm tin chung của Ki-tô giáo.

Ngày nay, chúng ta khó có thể tưởng tượng được, nhưng cuộc tranh chấp giữa hai nhân vật thần học có ảnh hưởng lớn này đã bùng nổ thành một cuộc tranh cãi trên toàn thế giới đe dọa sẽ chia rẽ không chỉ Giáo hội mà cả Đế quốc La Mã vào thế kỷ thứ tư.

Phiên bản ngắn gọn của một câu chuyện dài và phức tạp là Công đồng đã ban hành Kinh Tin Kính Ni-xê-a, trong đó có đoạn nói rằng Chúa Giêsu là "Thiên Chúa từ Thiên Chúa, ánh sáng từ ánh sáng, Thiên Chúa thật từ Thiên Chúa thật, được sinh ra chứ không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha".

Bất chấp những tuyên bố của công đồng, chủ nghĩa Ariô vẫn tiếp tục trong nhiều thập niên dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong bài giảng của mình vào thứ Tư, Đức Phanxicô đã trích dẫn Thánh Ambrosiô, người đã phản đối chủ nghĩa Ariô ở Milan trong chức giám mục từ năm 374 đến 397 của ngài.

"Đức Maria là cánh cửa mà qua đó, Chúa Kitô đã bước vào thế giới này", Thánh Ambrosiô nói, đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài là Mẹ của Thiên Chúa.

Mặc dù không bao giờ sử dụng từ "Chủ nghĩa Ariô", Đức Phanxicô đã ám chỉ mạnh mẽ đến những ý tưởng của chủ nghĩa này vẫn còn tồn tại trong Giáo hội.

"Có một sự cám dỗ mà nhiều người ngày nay thấy hấp dẫn, nhưng cũng có thể khiến nhiều Kitô hữu hiểu lầm, là tưởng tượng hoặc phát minh ra một Thiên Chúa 'trong trừu tượng', gắn liền với một số cảm xúc tôn giáo mơ hồ hoặc cảm xúc thoáng qua", Đức Phanxicô nói. "Không", Đức Phanxicô nói, "Thiên Chúa 'sinh ra từ một người phụ nữ'; Người có một khuôn mặt và một cái tên, và kêu gọi chúng ta có mối quan hệ với Người".

Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là người duy nhất nhận thấy hiện tượng này.

Khi viết vào đầu năm nay, Cha Dwight Longenecker đã đề cập đến "sự cám dỗ" này, lưu ý trên trang web của ngài rằng ngày nay, chủ nghĩa Ariô mang hình thức của chủ nghĩa nhân bản.

“Chủ nghĩa Ariô ngày nay là một cách diễn giải về Ki-tô giáo theo triết lý duy vật, nhân bản này. Rõ ràng, (theo họ) Chúa Giêsu Ki-tô như Con Thiên Chúa và ngôi thứ hai đồng vĩnh cửu của Chúa Ba Ngôi thực sự không phù hợp”, cha Longenecker viết. “Thay vào đó, Chúa Giêsu chỉ là một giáo viên giỏi, một giáo sĩ Do Thái thông thái, một tấm gương tuyệt vời, một vị tử đạo vì một mục đích cao cả”, ngài viết.

“Cùng lắm”, cha Longenecker viết tiếp, “[Chúa Giêsu] là một con người ‘đã viên mãn và tự hiện thực hóa đến mức Người đã ‘trở nên thần thiêng’”. Nói cách khác, ‘Chúa Giêsu là một con người hoàn thiện đến mức Người mặc khải cho chúng ta hình ảnh thần thiêng mà tất cả chúng ta đều được tạo ra – và do đó cho chúng ta thấy Thiên Chúa như thế nào’. Có một ý nghĩa nào đó mà trong đó, ‘sự thần hóa’ này đã xảy ra với Chúa Giêsu như kết quả của những ân sủng mà Người nhận được từ Thiên Chúa, cuộc sống mà Người đã sống và những đau khổ mà Người phải chịu đựng”.

“Chủ nghĩa Ariô mới” này cũng không chỉ ảnh hưởng đến các Ki-tô hữu “cấp tiến”. Những niềm tin này thấm nhuần vào nhiều giáo phái Ki-tô, bao gồm một số nhóm “bảo thủ” hơn trong phạm vi rộng lớn của Ki-tô giáo.

Một cuộc khảo sát năm 2022 về những người theo đạo Tin lành ở Hoa Kỳ – một số người theo đạo Ki-tô “bảo thủ” nhất trong cả nước – cho thấy 73 phần trăm đồng ý với tuyên bố cho rằng “Chúa Giêsu là đấng đầu tiên và vĩ đại nhất do Thiên Chúa tạo ra” và 43 phần trăm đồng ý với tuyên bố “Chúa Giêsu là một người thầy vĩ đại, nhưng Người không phải là Thiên Chúa”.

Trong bài giảng vào Ngày đầu năm mới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng niềm tin vào Thiên tính của Chúa Giêsu Ki-tô là trọng tâm của đức tin Ki-tô giáo —một lần nữa, một điều đáng chú ý để nhấn mạnh chính xác bởi vì, ít nhất là trên giấy tờ, nó đáng lẽ đã được giải quyết từ 17 thế kỷ trước.

“Trong cuộc đời của Chúa Giêsu, chúng ta thấy rằng đây là cách Thiên Chúa chọn để hành động: thông qua sự nhỏ bé và ẩn dật. Chúa Giêsu không bao giờ khuất phục trước sự cám dỗ thực hiện những dấu chỉ lớn lao và áp đặt mình lên người khác, như ma quỷ đã gợi ý,” Đức Giáo Hoàng nói vào thứ Tư.

“Thay vào đó, Người đã bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa trong vẻ đẹp của nhân tính Người, ngự giữa chúng ta, chia sẻ cuộc sống hàng ngày, những nỗ lực và ước mơ của chúng ta, thương xót những người đau khổ về thể xác và tinh thần, ban thị lực cho người mù và sức mạnh cho người chán nản. Bằng sự yếu đuối của nhân tính Người và mối quan tâm của Người đối với những người yếu đuối và dễ bị tổn thương, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy khuôn mặt của Thiên Chúa,” Đức Phanxicô nói.

Cũng xảy ra là ngày 2 tháng 1 là ngày tưởng niệm Thánh Basilêô Cả và Grêgoriô Na-den-du, các giám mục thế kỷ thứ tư cũng phản đối thuyết Ariô.

“Toàn thể Giáo hội đang chìm,” Thánh Basilêô đã từng viết cho Thánh Athanasiô, “giống như rất nhiều con tàu trên biển cả, lang thang vô định, va vào nhau dưới sức mạnh của sóng dữ.” Thánh Basilêô nói rằng Giáo hội thời của ngài là “một vụ đắm tàu lớn do biển dữ dội, và cũng do sự hỗn loạn của các con tàu, con này va vào con kia, vỡ tan”.

“Chúng ta có thể tìm thấy một người lái tàu đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ, người đủ đức tin để đánh thức Chúa, để Người có thể chỉ huy gió và biển cả ở đâu?” Thánh Basilêô hỏi.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể đang chuẩn bị sử dụng Năm Thánh năm nay để nắm chặt tay lái và đưa con tàu trở lại bình thường khi nó vượt qua cơn bão Ariô mới nhất này.