Quốc hội Hà Lan chuẩn bị bỏ phiếu về kế hoạch mà có thể trục xuất hàng ngàn người xin tị nạn.
Khoảng 26000 người sẽ bị trục xuất nếu dự luật được thông qua, kể cả một số người đã sống ở Hà Lan nhiều năm.
Dự luật, được chính phủ trung hữu ủng hộ, được một số công dân Hà Lan đồng tình, nhưng lại làm nhiều người khác giận dữ trong một xã hội mà trước nay vẫn mang tính dung thứ.
Dự luật bao hàm bất kỳ ai đặt chân tới Hà Lan trước ngày 1-4-2001. Nó nói rằng khoảng 2300 người được xem là có thể ở lại, nhưng 26000 người khác phải ra đi trong vòng ba năm.
Đa số trong quốc hội ủng hộ chính sách mới của chính phủ. Nhưng nhiều người dân phản đối, bao gồm Hội đồng giáo hội và nhiều thị trưởng.
Chính quyền của thủ tướng Jan Peter Balkenende, lên nắm quyền tháng Năm năm ngoái, nói họ muốn tìm một "giải pháp cứng rắn nhưng công bằng."
Tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở New York, Human Rights Watch, lên án dự luật, nói nó sẽ vi phạm chuẩn mực quốc tế khi gửi trả những người xin tị nạn - gồm trẻ em - về những khu vực nguy hiểm như Afghanistan, Somalia và Chechnya.(BBC)
Khoảng 26000 người sẽ bị trục xuất nếu dự luật được thông qua, kể cả một số người đã sống ở Hà Lan nhiều năm.
Dự luật, được chính phủ trung hữu ủng hộ, được một số công dân Hà Lan đồng tình, nhưng lại làm nhiều người khác giận dữ trong một xã hội mà trước nay vẫn mang tính dung thứ.
Dự luật bao hàm bất kỳ ai đặt chân tới Hà Lan trước ngày 1-4-2001. Nó nói rằng khoảng 2300 người được xem là có thể ở lại, nhưng 26000 người khác phải ra đi trong vòng ba năm.
Đa số trong quốc hội ủng hộ chính sách mới của chính phủ. Nhưng nhiều người dân phản đối, bao gồm Hội đồng giáo hội và nhiều thị trưởng.
Chính quyền của thủ tướng Jan Peter Balkenende, lên nắm quyền tháng Năm năm ngoái, nói họ muốn tìm một "giải pháp cứng rắn nhưng công bằng."
Tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở New York, Human Rights Watch, lên án dự luật, nói nó sẽ vi phạm chuẩn mực quốc tế khi gửi trả những người xin tị nạn - gồm trẻ em - về những khu vực nguy hiểm như Afghanistan, Somalia và Chechnya.(BBC)