Phương pháp Tâm Vận Động
PHẦN THỨ TƯ : ĐƯỜNG HƯỚNG TỔ CHỨC
Những mục tiêu của Phương Pháp Tâm Vận Động :
Giúp đỡ trẻ em từng bước hoàn thành tiến trình tăng trưởng và phát triển, trong lãnh vực tâm vận động, bằng cách khai phóng những hình thức sinh hoạt sau đây :
Những nguyên tắc hành động :
Trẻ em khởi đầu tiến trình tăng trưởng và phát triển của mình, với những kinh nghiệm cụ thể bằng hành động.
Trong những kinh nghiệm đầu tiên ấy, trẻ em cảm nghiệm thân thể, như một thực thể toàn bộ, toàn diện, mỗi lần tiếp xúc với người khác, với sự vật, với không gian và thời gian.
Dựa vào những vui thích được cảm nghiệm, khi tiếp xúc với người khác, dần dần trẻ em ý thức được rằng : mình có một cơ thể. Cơ thể của mình khác biệt với cơ thể của người khác. Từ đó, chúng nó sẽ kiến tạo một hình ảnh tích cực về bản thân mình.
Xuyên qua những nhận định ấy, chúng ta có thể rút ra những nguyên tắc hành động như sau :
4.1 Tổ chức Không Gian
Để trẻ em có thể vận động một cách tự do, thoải mái và an toàn, chúng ta cần dành ra một phòng rộng rãi, thoáng thoát, sạch sẽ, không chất chứa những đồ vật một cách ngổn ngang và hỗn độn.
Không gian bên trong phòng tâm vận động cần được tổ chức như sau :
Có hai loại không gian rõ rệt : không gian thứ nhất dành cho những sinh hoạt tâm vận động và không gian thứ hai dành cho những sinh hoạt khác như : tạo hình, xây dựng, hội họa và diễn tả.
Không gian dành cho những sinh hoạt tâm vận động
Trong không gian nầy, trẻ em có thể thao tác những trò chơi giải tỏa xung năng, những trò chơi tấn công, những trò chơi xây cất và phá hủy. Với tất cả những loại trò chơi nầy, trẻ em có thể diễn tả mình, bằng nhiều cách đồng hóa khác nhau.
Để khởi đầu sinh hoạt tâm vận động, trẻ em có thể sử dụng kho vật liệu làm bằng chất cao su mút.
Sau đó, trẻ em có thể tùy nghi chọn lựa những dụng cụ khác được bố trí sẵn, để tổ chức những trò chơi, theo ý của mình.
Trẻ em có thể dùng tới, dùng lui hai loại dụng cụ ấy, để leo trèo, chạy nhảy, nhào lộn, xây cất - phá hủy, hay là tổ chức những loại trò chơi có ý nghĩa giải tỏa, tìm lại an toàn cơ bản hay là đồng hóa. Những loại trò chơi đồng hóa này sẽ từ từ mở đường cho trẻ em đi vào địa hạt hình dung.
Không gian dành cho những sinh hoạt diễn tả bằng ngôn ngữ hay tà tạo hình
Trong không gian nầy, có ba loại sinh hoạt cố định :
TK : tấm kính để quan sát trẻ em từ ngoài.
Gd : ghế dài, để tập trung trẻ em, trước lúc sinh hoạt.
Xc-Ph : không gian dành cho trò chơi Xây cất-Phá hủy.
TVđ : Không gian dành cho sinh hoạt - trò chơi Tâm Vận Động.
XD : sinh hoạt xây dựng với những tấm hình.
Hh-Th : không gian dành cho các sinh hoạt hội họa và tạo hình.
DcTVĐ : Không gian dành cho những dụng cụ tâm vận động được bố trí sẵn.
4.2 Những dụng cụ cần thiết bị cho phòng Tâm Vận Động
Phòng Tâm Vận Động được phân chia thành hai không gian rõ rệt và bất biến : Không gian thứ nhất dành cho những sinh hoạt vận động và cảm giác. Không gian thứ hai dành cho những sinh hoạt hội họa, tạo hình và kiến dựng. Những sinh hoạt, cũng như những qui luật cần tôn trọng trong mỗi loại không gian, thay đổi tùy lứa tuổi của trẻ em. Trong phần phụ trương, chúng tôi sẽ trình bày những loại dụng cụ cần trang bị cho phòng Tâm Vận Động, và đề nghị những cách sử dụng trong các buổi sinh hoạt.
4.2.1 Không gian sinh hoạt vận động và cảm giác
Trong không gian nầy, lúc khởi đầu, trẻ em có thể tha hồ sống những kinh nghiệm thuộc hai địa hạt giác quan và vận động, không cần có sự chỉ dẫn của người chuyên viên. Nhằm diễn tả xác thân, một cách tổng thể và an toàn, trong hai chiều hướng tạo căng thẳng hoặc thư giản, trẻ em có thể tự do chọn lựa những loại sinh họat sau đây :
Trong những trò chơi nầy, trẻ em tự động thay đổi một cách liên hồi, hay là do người lớn hướng dẫn, gợi ý…
Khi trẻ em tỏ ý muốn giữ lại những công trình hoặc sản phẩm của mình, chúng ta sẽ bố trí một nơi nhất định. Trong không gian nầy, trẻ em sẽ có thêm những tấm vải, tấm nhung đủ mọi cỡ, để thỏa mãn những nhu cầu trình bày và sắp xếp của mình.
Tùy theo cách sáng tạo của trẻ em, chúng ta có thể đề nghị thêm những dụng cụ khác, như :
Tùy vào những tình huống được trẻ em cảm nghiệm và trình bày, trong suốt thời gian sinh hoạt, chúng ta có thể đề nghị cho trẻ em một vài phút xoa bóp, trong một không gian an toàn và tĩnh lặng. Ví dụ : sau khi trẻ em té ngã, sau trò chơi tai nạn xe hơi, có quang cảnh bác sĩ chữa bệnh…
Thông thường, chúng tôi chỉ xoa bóp tay, chân và lưng của trẻ em. Khi xoa bóp, chúng tôi chỉ làm những động tác ấn xuống, vuốt dài ra hay là đặt bàn tay úp xuống trên lưng, phía dưới, trong một khoảng thời gian.
4.2.2 Không gian sinh hoạt tạo hình
Sau khi trẻ em đã sống đầy đủ những kinh nghiệm trong không gian thứ nhất, chúng nó sẽ bày tỏ ý thích được sinh hoạt trong địa hạt hình dung. Chúng tôi mở cửa cho trẻ em đi vào không gian thứ hai, sau khi đã loan báo trước, trong vòng 10 phút.
Trong không gian sinh hoạt tạo hình nầy, trẻ em sẽ có ba loại dụng cụ sau đây :
4.3 Cách thức tổ chức thời gian
Mỗi buổi sinh hoạt Tâm Vận Động kéo dài độ chừng 1 giờ 15 phút. Thời gian sinh hoạt được phân chia thành ba thể loại khác nhau :
4.3.1 Nghi thức đón tiếp
Mỗi buổi sinh hoạt Tâm Vận Động được tổ chức một cách rất rõ ràng, về mặt thời gian và không gian.
Phòng sinh hoạt được chuẩn bị sẵn sàng, trước khi trẻ em đến. Các dụng cụ được bố trí đâu vào đấy. Những đồ vật không được dùng đến, trong các sinh hoạt Tâm Vận Động, được sắp xếp vào những nơi ở ngoài tầm tay của trẻ em.
Ví dụ : Nơi thay quần áo không ở trong phòng Tâm Vận Động.
Một phòng ốc có trật tự sẽ làm cho trẻ em được thoải mái và thư giản. Đó là điều kiện thiết yếu, khả dĩ tạo cho trẻ em một bầu khí an toàn về mặt tâm lý.
Khi vào phòng, trẻ em đến ngồi trên những chiếc ghế dài, đối diện với những « núi đồi » bằng chất mút. Đằng sau núi đồi, trẻ em có thể nhìn thấy toàn diện phòng Tâm Vận Động.
Người chuyên viên hướng dẫn yêu cầu trẻ em nói ra tên của mình và những điều, mình có ý định sẽ thực hiện, nếu có.
Những qui luật chính yếu được nhắc lại, nếu cần : « Trong phòng nầy, không đánh nhau ». Những lời khuyên cũng như những qui luật có thể được nhắc riêng cho từng em, trong lúc sinh hoạt.
Cũng vào lúc đón tiếp nầy, chúng ta báo trước cho những trẻ em 5-6 tuổi : Trong buổi sinh hoạt hôm nay, trò chơi « tạc tượng », hay là trò chơi « thinh lặng » sẽ được tổ chức cho chúng nó, ( chúng ta sẽ có dịp nói tới loại trò chơi nầy ).
Thời gian đón tiếp kéo dài, tùy theo ý thích và cách tưởng tượng của trẻ em. Thời gian nầy thay đổi, tùy từng lứa tuổi. Trong thời gian nầy, trẻ em sẽ từ từ khám phá thế nào là chờ đợi. Nhờ đó, chúng nó tập cho mình có khả năng biết chờ đợi.
Sinh hoạt sẽ bắt đầu, khi có một hiệu lệnh rõ ràng.
4.3.2 Thời gian sinh hoạt thứ nhất : Những trò chơi TâmVận Động
Sinh hoạt Tâm Vận Động luôn luôn bắt đầu với trò chơi « Đồi Núi bằng chất mút ». Thông thường, không cần chúng ta hướng dẫn hoặc đưa ra hiệu lệnh, trẻ em tự động tổ chức và tiến hành trò chơi nầy, một cách thích thú. Chúng nó leo trèo, nhào lộn, lăn tròn… và lặp lui lặp tới những trò chơi nầy, trong một thời gian khá lâu.
Sau đó, người lớn sẽ tổ chức cho trẻ em những trò chơi khác như :
để làm cho trẻ em té ngã. Chúng nó sẽ tìm cách bám chặt, giả vờ thét la sợ sệt. Trong những trò chơi nầy, đôi khi trẻ em đạt mức độ phức tạp và lưỡng năng : vừa rất vui thích, hứng thú, vừa lo sợ và bối rối. Tuy nhiên, khi cảm thấy mình, sau khi té ngã, vẫn nguyên lành, toàn vẹn, không hề gì… chúng nó lại reo mừng, thích thú.
Nhằm giúp trẻ em tái lập tình trạng an toàn và nhất thống nầy, người chuyên viên có thể sử dụng nhiều phương tiện, như : đưa tay thoa vuốt nhẹ nhàng trên toàn diện cơ thể của trẻ em, lấy vải hoặc gối bao phủ thân mình của chúng nó, hay là tổ chức trò chơi « cúc-cù » : biến mất và xuất hiện :
Sau cùng, với trò chơi « Ném liệng những chiếc gối », trẻ em có thể phá hoại và tự mình xây lại « những thành trì cỗ đại kiên cố ». Qua trò chơi nầy, trẻ em cảm thấy mình được nhìn nhận và chấp nhận. Đó cũng là cơ hội để chúng nó khai thông và giải tỏa tình trạng căng thẳng nội tâm và bao nhiêu mặc cảm tội lỗi đã chồng chất trong bản thân của mình.
Sau khi sống được một cách hăng say những loại trò chơi nầy, trẻ em sẽ có những điều kiện thuận lợi, để sẵn sàng đảm nhận và thực thi những kinh nghiệm khác, trong các loại sinh hoạt khác.
Sau chừng 10-20 phút, khi đa số trẻ em đạt mức độ vui thích trung bình, trong lãnh vực giác quan và vận động, chúng ta chỉ có mặt, để cho chúng nó tự do và tha hồ vui đùa, mỗi em tùy trình độ riêng biệt của mình. Dựa vào tình trạng vui thích và thể thức sáng tạo của trẻ em, chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết điều ấy. Lúc bấy giờ, tùy trình độ sinh hoạt, chúng ta có thể thay đổi dụng cụ và tổ chức nhiều vị trí sinh hoạt khác nhau. Xuyên qua những kinh nghiệm nầy, mỗi em có thể cảm nghiệm thân xác của mình như một thực thể thống nhất và độc đáo. Thông thường, trẻ em di động qua lại giữa hai kinh nghiệm tiếp nối nhau : kinh nghiệm vui thích trong trò chơi giác quan vận động và kinh nghiệm giải tỏa khai phóng những xung năng của mình.
Sau giai đoạn nầy, trẻ em sẽ bắt đầu tổ chức những trò chơi xây dựng với những khối vuông bằng chất mút. Lúc bấy giờ, chúng ta phân chia không gian thành hai vùng riêng biệt :
Mười phút trước lúc chấm dứt, chúng ta báo cho trẻ em biết : sắp hết giờ sinh hoạt. Chúng ta dùng một vài phút để kể chuyện.
Trong lời mở đầu, chúng ta nói đến những nhân vật hay là những con vật đã được trẻ em trình bày và diễn xuất trong các trò chơi của mình. Một cách đặc biệt, chúng ta gợi lại những xúc động ( để tạo nên những căng thẳng, chờ đợi…cho tới buổi sinh hoạt tiếp theo ).
Trẻ em ngồi xuống trên nền nhà thuộc không gian trình diễn.
Chúng ta kêu mời trẻ em tham dự vào câu chuyện. Có khi chúng ta kể ra một câu chuyện mới. Nhưng thông thường, trẻ em muốn nhắc lại những câu chuyện đã được kể ra trước đây. Lợi dụng cơ hội, chúng ta nhờ trẻ em nhắc lại hay là tiếp tục câu chuyện. Chúng ta cố ý giữ thinh lặng, để cho trẻ em thêm vào những ý kiến, sáng tạo những sự kiện mới…Hay là chúng ta gợi ý, bằng những tiếng chim kêu, gió thổi, côn trùng nỉ non… để cho trẻ em có thể tưởng tượng và hình dung, mà không cần làm những cử động bên ngoài bằng chân tay.
Khi trẻ em có khả năng ngồi im và lắng nghe, theo dõi… đó là những dấu hiệu cho chúng ta thấy được trẻ em đang ở vào cấp độ phát triển nào. Khi trẻ em đứng ngồi không yên, muốn đứng lên đóng vai trò nầy, làm những cử điệu đe dọa người khác…chúng ta cần hiểu rằng : ở vào cấp độ phát triển hiện tại, em ấy chưa thể ngồi im và chỉ lắng nghe mà thôi. Chúng nó còn cần thao tác, vận động…diễn tả bằng toàn bộ thân xác của mình.
Hiểu được những thực tại tâm lý của trẻ em như vậy, chúng ta sẽ biết tìm cách thích ứng, để giúp đỡ từng mỗi em, tùy theo nhu cầu và mức độ hiện tại của em ấy.
Đối với em nầy, chúng ta chỉ cần ngồi sát bên cạnh, để tạo an toàn.
Đối với những trẻ em còn nhỏ, chúng ta cần thay đổi đề tài, nói đến tình cảnh chia ly và gặp lại, đoàn tụ.
Với những trẻ em lớn hơn, chúng ta kể ra những câu chuyện về cá sấu, bà phù thủy…
Chú công an lo trật tự trên đường phố, ông bác sĩ được mời đến chữa bệnh, cô y tá băng bó một người bị thương…đó là những đề tài rất gần với thực tế của trẻ em…
4.3.2 Thời gian sinh hoạt thứ ba : Hình Dung và Tạo Hình
Tại không gian Hình Dung, sau sinh hoạt kể chuyện, chúng tôi đề nghị cho trẻ em một loại sinh hoạt thứ ba là tạo hình, bao gồm những hoạt động « Tạo Khoảng Cách », như hội họa, tạo hình với chất liệu đất sét, và kiến dựng những hình thể, với những tấm hình bằng gỗ.
Trong loại sinh hoạt nầy, trẻ em không còn vận dụng toàn diện xác thân của mình, với những dụng cụ thuộc cỡ lớn. Thay vào đó, trẻ em đầu tư và phóng ngoại mình với một dụng cụ cỡ nhỏ. Chúng nó có thể sản xuất, một cách tự do và phóng khoáng.
Những sinh hoạt thuộc loại thứ ba nầy cho phép trẻ em « tạo khoảng cách », đối với tất cả những gì mình đã sống. Nhờ đó, trẻ em sẽ dần dần có khả năng hình dung, tưởng tượng, tạo hình ảnh về thân xác của mình.
Buổi sinh hoạt kết thúc, bằng động tác vận dụng ngôn ngữ, để phát biểu, phản ảnh. Động tác phát biểu nầy tạo điều kiện thuận lợi, để trẻ em có thể đi vào lãnh vực tư duy và nội tâm. Chúng tôi kêu mời trẻ em nói về những gì mình đã thực hiện với những dụng cụ có mặt trong phòng sinh hoạt. Chúng tôi cũng khuyến khích trẻ em kể lại những gì đã thực sự xảy ra trong toàn buổi sinh hoạt Tâm Vận Động. Từ buổi nầy qua buổi khác, trẻ em sẽ khám phá ra thế nào là « giả vờ, giả bộ ». Trẻ em sẽ có khả năng phân biệt được thế nào là thực tại, thực tế của sư vật, thế nào là mơ tưởng chỉ có mặt trong nội tâm mà thôi.
Chính vì vậy, chúng ta hãy lắng nghe một vài câu trả lời của trẻ em :
Trước khi giả từ ra về, cùng với trẻ em, chúng ta nắm tay nhau hát lên một bài hát quen thuộc. Có thể đó là bài hát nhắc lại những gì trẻ em đã kinh qua và cảm nghiệm. Đây là lúc trẻ em quây quần với nhau lần cuối, trước khi ra về, hát với nhau, chia sẻ cho nhau những niềm vui trong cuộc đời.
PHẦN THỨ TƯ : ĐƯỜNG HƯỚNG TỔ CHỨC
Những mục tiêu của Phương Pháp Tâm Vận Động :
Giúp đỡ trẻ em từng bước hoàn thành tiến trình tăng trưởng và phát triển, trong lãnh vực tâm vận động, bằng cách khai phóng những hình thức sinh hoạt sau đây :
- Sinh hoạt của cơ thể trong ba chiều hướng : khả năng vận động, phát âm và ngôn ngữ,
- Khả năng diễn tả xúc động và tình cảm,
- Khả năng hình dung,
- Khả năng sáng tạo,
- Khả năng trao đổi, diễn tả và thông đạt,
- Khả năng học tập các bộ môn được dạy dỗ tại trường.
Những nguyên tắc hành động :
Trẻ em khởi đầu tiến trình tăng trưởng và phát triển của mình, với những kinh nghiệm cụ thể bằng hành động.
Trong những kinh nghiệm đầu tiên ấy, trẻ em cảm nghiệm thân thể, như một thực thể toàn bộ, toàn diện, mỗi lần tiếp xúc với người khác, với sự vật, với không gian và thời gian.
Dựa vào những vui thích được cảm nghiệm, khi tiếp xúc với người khác, dần dần trẻ em ý thức được rằng : mình có một cơ thể. Cơ thể của mình khác biệt với cơ thể của người khác. Từ đó, chúng nó sẽ kiến tạo một hình ảnh tích cực về bản thân mình.
Xuyên qua những nhận định ấy, chúng ta có thể rút ra những nguyên tắc hành động như sau :
- Mọi sinh hoạt của chúng ta nhằm giúp đỡ trẻ em phải bắt đầu với cơ thể của chúng nó như : - giải tỏa những tình trạng căng thẳng, - cho phép trẻ em cảm nghiệm nhiều hình thức trương lực cơ khác nhau, - khuyến khích, động viên trẻ em thực thi nhiều hình thức vận động, một cách thích thú và hứng khởi.
- Củng cố và gia tăng những sinh hoạt tạo vui thích cho trẻ em và khuyến khích chúng nó bộc lộ xúc động ra ngoài, càng nhiều càng tốt.
- Tìm hiểu ý nghĩa và đường huớng của các trò chơi, do trẻ em sáng tạo. Từ đó, chúng ta đưa ra những đề nghị, hay là giúp trẻ em biết điều hợp, trong chiều hướng xã hội hóa.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, và khuyến khích trẻ em có những quan hệ tiếp xúc và trao đổi với nhau, trong những trò chơi.
4.1 Tổ chức Không Gian
Để trẻ em có thể vận động một cách tự do, thoải mái và an toàn, chúng ta cần dành ra một phòng rộng rãi, thoáng thoát, sạch sẽ, không chất chứa những đồ vật một cách ngổn ngang và hỗn độn.
Không gian bên trong phòng tâm vận động cần được tổ chức như sau :
Có hai loại không gian rõ rệt : không gian thứ nhất dành cho những sinh hoạt tâm vận động và không gian thứ hai dành cho những sinh hoạt khác như : tạo hình, xây dựng, hội họa và diễn tả.
Không gian dành cho những sinh hoạt tâm vận động
Trong không gian nầy, trẻ em có thể thao tác những trò chơi giải tỏa xung năng, những trò chơi tấn công, những trò chơi xây cất và phá hủy. Với tất cả những loại trò chơi nầy, trẻ em có thể diễn tả mình, bằng nhiều cách đồng hóa khác nhau.
Để khởi đầu sinh hoạt tâm vận động, trẻ em có thể sử dụng kho vật liệu làm bằng chất cao su mút.
Sau đó, trẻ em có thể tùy nghi chọn lựa những dụng cụ khác được bố trí sẵn, để tổ chức những trò chơi, theo ý của mình.
Trẻ em có thể dùng tới, dùng lui hai loại dụng cụ ấy, để leo trèo, chạy nhảy, nhào lộn, xây cất - phá hủy, hay là tổ chức những loại trò chơi có ý nghĩa giải tỏa, tìm lại an toàn cơ bản hay là đồng hóa. Những loại trò chơi đồng hóa này sẽ từ từ mở đường cho trẻ em đi vào địa hạt hình dung.
Không gian dành cho những sinh hoạt diễn tả bằng ngôn ngữ hay tà tạo hình
Trong không gian nầy, có ba loại sinh hoạt cố định :
- Thứ nhất là những tấm hình dành cho trò chơi xây dựng,
- Thứ hai là trò chơi tạo hình, với chất liệu « đất sét công nghiệp »,
- Thứ ba là sinh hoạt hội họa : trẻ em có thể vẽ trên giấy hoặc trên bảng đen.
TK : tấm kính để quan sát trẻ em từ ngoài.
Gd : ghế dài, để tập trung trẻ em, trước lúc sinh hoạt.
Xc-Ph : không gian dành cho trò chơi Xây cất-Phá hủy.
TVđ : Không gian dành cho sinh hoạt - trò chơi Tâm Vận Động.
XD : sinh hoạt xây dựng với những tấm hình.
Hh-Th : không gian dành cho các sinh hoạt hội họa và tạo hình.
DcTVĐ : Không gian dành cho những dụng cụ tâm vận động được bố trí sẵn.
4.2 Những dụng cụ cần thiết bị cho phòng Tâm Vận Động
Phòng Tâm Vận Động được phân chia thành hai không gian rõ rệt và bất biến : Không gian thứ nhất dành cho những sinh hoạt vận động và cảm giác. Không gian thứ hai dành cho những sinh hoạt hội họa, tạo hình và kiến dựng. Những sinh hoạt, cũng như những qui luật cần tôn trọng trong mỗi loại không gian, thay đổi tùy lứa tuổi của trẻ em. Trong phần phụ trương, chúng tôi sẽ trình bày những loại dụng cụ cần trang bị cho phòng Tâm Vận Động, và đề nghị những cách sử dụng trong các buổi sinh hoạt.
4.2.1 Không gian sinh hoạt vận động và cảm giác
Trong không gian nầy, lúc khởi đầu, trẻ em có thể tha hồ sống những kinh nghiệm thuộc hai địa hạt giác quan và vận động, không cần có sự chỉ dẫn của người chuyên viên. Nhằm diễn tả xác thân, một cách tổng thể và an toàn, trong hai chiều hướng tạo căng thẳng hoặc thư giản, trẻ em có thể tự do chọn lựa những loại sinh họat sau đây :
- nhảy cao,
- rơi xuống,
- thực thi những trò chơi giữ cân bằng và mất thăng bằng,
- đu đưa qua lại,
- quay vòng tròn,
- cuộn tròn,
- tuột xuống,
- trèo lên,
- bò sát,
- giữ thế bất động,
- chạy quanh…
- những tấm nệm lớn và dày,
- những dụng cụ chắc chắn và vững vàng : bàn, ghế dài và rộng…
- những tấm nệm trùm lên một đống gối chất lên cao. Tên thường được dùng để gọi trò chơi nầy là « chiếc máy làm rùng mình »,
- giây thừng, những tấm vải để làm võng hay là để người lớn kéo trẻ em,
- tấm thảm dài hay là nhiều tấm nệm góp lại,
- ghế dài,
- gậy,
- đường hầm,
- những thùng, hòm…
- những khối vuông bằng chất mút,
- những nhạc cụ để gõ, như trống, thanh la, chũm chọe,
- những ống dài bằng mút.
- Tấn công và phá hủy ( dùng những khối vuông để ném và các cây gậy để đánh )
- Gõ mạnh vào các nhạc cụ,
- Trò chơi phá hủy và xây dựng nối tiếp nhau,
- Làm - dừng lại,
- Gây tiếng động - thinh lặng
Trong những trò chơi nầy, trẻ em tự động thay đổi một cách liên hồi, hay là do người lớn hướng dẫn, gợi ý…
Khi trẻ em tỏ ý muốn giữ lại những công trình hoặc sản phẩm của mình, chúng ta sẽ bố trí một nơi nhất định. Trong không gian nầy, trẻ em sẽ có thêm những tấm vải, tấm nhung đủ mọi cỡ, để thỏa mãn những nhu cầu trình bày và sắp xếp của mình.
Tùy theo cách sáng tạo của trẻ em, chúng ta có thể đề nghị thêm những dụng cụ khác, như :
- dây thừng,
- vòng tròn lớn,
- vòng tròn nhỏ,
- những bao cát, bao hạt như đậu, lúa…
- những trái banh lớn,
- những trái banh nhỏ và nhẹ,
- những chiếc thau có nhiều cở khác nhau.
Tùy vào những tình huống được trẻ em cảm nghiệm và trình bày, trong suốt thời gian sinh hoạt, chúng ta có thể đề nghị cho trẻ em một vài phút xoa bóp, trong một không gian an toàn và tĩnh lặng. Ví dụ : sau khi trẻ em té ngã, sau trò chơi tai nạn xe hơi, có quang cảnh bác sĩ chữa bệnh…
Thông thường, chúng tôi chỉ xoa bóp tay, chân và lưng của trẻ em. Khi xoa bóp, chúng tôi chỉ làm những động tác ấn xuống, vuốt dài ra hay là đặt bàn tay úp xuống trên lưng, phía dưới, trong một khoảng thời gian.
4.2.2 Không gian sinh hoạt tạo hình
Sau khi trẻ em đã sống đầy đủ những kinh nghiệm trong không gian thứ nhất, chúng nó sẽ bày tỏ ý thích được sinh hoạt trong địa hạt hình dung. Chúng tôi mở cửa cho trẻ em đi vào không gian thứ hai, sau khi đã loan báo trước, trong vòng 10 phút.
Trong không gian sinh hoạt tạo hình nầy, trẻ em sẽ có ba loại dụng cụ sau đây :
- Những tấm hình bằng gỗ có nhiều cỡ khác nhau,
- Giấy, bút chì đen và bút chì màu,
- Đất sét công nghiệp, để nắn hình.
4.3 Cách thức tổ chức thời gian
Mỗi buổi sinh hoạt Tâm Vận Động kéo dài độ chừng 1 giờ 15 phút. Thời gian sinh hoạt được phân chia thành ba thể loại khác nhau :
- Loại thứ nhất : thời gian sinh hoạt vận động,
- Loại thứ hai : thời gian diễn tả bằng ngôn ngữ : kể chuyện và trẻ em phản ảnh về thời gian sinh hoạt.
- Loại thứ ba : thời gian sinh hoạt tạo hình : nắn hình, hội họa và kiến dựng với những tấm hình, trẻ em phản ảnh về những sản phẩm của mình.
4.3.1 Nghi thức đón tiếp
Mỗi buổi sinh hoạt Tâm Vận Động được tổ chức một cách rất rõ ràng, về mặt thời gian và không gian.
Phòng sinh hoạt được chuẩn bị sẵn sàng, trước khi trẻ em đến. Các dụng cụ được bố trí đâu vào đấy. Những đồ vật không được dùng đến, trong các sinh hoạt Tâm Vận Động, được sắp xếp vào những nơi ở ngoài tầm tay của trẻ em.
Ví dụ : Nơi thay quần áo không ở trong phòng Tâm Vận Động.
Một phòng ốc có trật tự sẽ làm cho trẻ em được thoải mái và thư giản. Đó là điều kiện thiết yếu, khả dĩ tạo cho trẻ em một bầu khí an toàn về mặt tâm lý.
Khi vào phòng, trẻ em đến ngồi trên những chiếc ghế dài, đối diện với những « núi đồi » bằng chất mút. Đằng sau núi đồi, trẻ em có thể nhìn thấy toàn diện phòng Tâm Vận Động.
Người chuyên viên hướng dẫn yêu cầu trẻ em nói ra tên của mình và những điều, mình có ý định sẽ thực hiện, nếu có.
Những qui luật chính yếu được nhắc lại, nếu cần : « Trong phòng nầy, không đánh nhau ». Những lời khuyên cũng như những qui luật có thể được nhắc riêng cho từng em, trong lúc sinh hoạt.
Cũng vào lúc đón tiếp nầy, chúng ta báo trước cho những trẻ em 5-6 tuổi : Trong buổi sinh hoạt hôm nay, trò chơi « tạc tượng », hay là trò chơi « thinh lặng » sẽ được tổ chức cho chúng nó, ( chúng ta sẽ có dịp nói tới loại trò chơi nầy ).
Thời gian đón tiếp kéo dài, tùy theo ý thích và cách tưởng tượng của trẻ em. Thời gian nầy thay đổi, tùy từng lứa tuổi. Trong thời gian nầy, trẻ em sẽ từ từ khám phá thế nào là chờ đợi. Nhờ đó, chúng nó tập cho mình có khả năng biết chờ đợi.
Sinh hoạt sẽ bắt đầu, khi có một hiệu lệnh rõ ràng.
4.3.2 Thời gian sinh hoạt thứ nhất : Những trò chơi TâmVận Động
Sinh hoạt Tâm Vận Động luôn luôn bắt đầu với trò chơi « Đồi Núi bằng chất mút ». Thông thường, không cần chúng ta hướng dẫn hoặc đưa ra hiệu lệnh, trẻ em tự động tổ chức và tiến hành trò chơi nầy, một cách thích thú. Chúng nó leo trèo, nhào lộn, lăn tròn… và lặp lui lặp tới những trò chơi nầy, trong một thời gian khá lâu.
Sau đó, người lớn sẽ tổ chức cho trẻ em những trò chơi khác như :
- tạo cân bằng - mất cân bằng,
- té ngã - chỗi dậy,
- trở lại thế thăng bằng và ổn định…
để làm cho trẻ em té ngã. Chúng nó sẽ tìm cách bám chặt, giả vờ thét la sợ sệt. Trong những trò chơi nầy, đôi khi trẻ em đạt mức độ phức tạp và lưỡng năng : vừa rất vui thích, hứng thú, vừa lo sợ và bối rối. Tuy nhiên, khi cảm thấy mình, sau khi té ngã, vẫn nguyên lành, toàn vẹn, không hề gì… chúng nó lại reo mừng, thích thú.
Nhằm giúp trẻ em tái lập tình trạng an toàn và nhất thống nầy, người chuyên viên có thể sử dụng nhiều phương tiện, như : đưa tay thoa vuốt nhẹ nhàng trên toàn diện cơ thể của trẻ em, lấy vải hoặc gối bao phủ thân mình của chúng nó, hay là tổ chức trò chơi « cúc-cù » : biến mất và xuất hiện :
- Vừa lấy tấm vải che mặt trẻ em, chúng ta vừa hỏi : « Cúc-Cù, Em A biến mất đâu rồi ? »
- Chờ một vài giây, cho đến khi trẻ em đưa tay cất tấm vải khỏi mặt - hay là chính chúng ta cất đi - Chúng ta vừa làm vừa kêu lên : « Em A đây rồi, bà con ơi, em A còn nguyên vẹn ».
Sau cùng, với trò chơi « Ném liệng những chiếc gối », trẻ em có thể phá hoại và tự mình xây lại « những thành trì cỗ đại kiên cố ». Qua trò chơi nầy, trẻ em cảm thấy mình được nhìn nhận và chấp nhận. Đó cũng là cơ hội để chúng nó khai thông và giải tỏa tình trạng căng thẳng nội tâm và bao nhiêu mặc cảm tội lỗi đã chồng chất trong bản thân của mình.
Sau khi sống được một cách hăng say những loại trò chơi nầy, trẻ em sẽ có những điều kiện thuận lợi, để sẵn sàng đảm nhận và thực thi những kinh nghiệm khác, trong các loại sinh hoạt khác.
Sau chừng 10-20 phút, khi đa số trẻ em đạt mức độ vui thích trung bình, trong lãnh vực giác quan và vận động, chúng ta chỉ có mặt, để cho chúng nó tự do và tha hồ vui đùa, mỗi em tùy trình độ riêng biệt của mình. Dựa vào tình trạng vui thích và thể thức sáng tạo của trẻ em, chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết điều ấy. Lúc bấy giờ, tùy trình độ sinh hoạt, chúng ta có thể thay đổi dụng cụ và tổ chức nhiều vị trí sinh hoạt khác nhau. Xuyên qua những kinh nghiệm nầy, mỗi em có thể cảm nghiệm thân xác của mình như một thực thể thống nhất và độc đáo. Thông thường, trẻ em di động qua lại giữa hai kinh nghiệm tiếp nối nhau : kinh nghiệm vui thích trong trò chơi giác quan vận động và kinh nghiệm giải tỏa khai phóng những xung năng của mình.
Sau giai đoạn nầy, trẻ em sẽ bắt đầu tổ chức những trò chơi xây dựng với những khối vuông bằng chất mút. Lúc bấy giờ, chúng ta phân chia không gian thành hai vùng riêng biệt :
- Vùng thứ nhất dành cho những công trình mà trẻ em muốn giữ lại,
- Vùng thứ hai dành cho những trò chơi « xây lên-phá hủy ». Với những em còn nhỏ, nhằm mục tiêu tạo ra một khuôn khổ sinh hoạt, chúng ta xây lên những tòa lâu đài và cho phép chúng nó « có mọi quyền năng » phá hủy, một cách vui thích và sung sướng.
Mười phút trước lúc chấm dứt, chúng ta báo cho trẻ em biết : sắp hết giờ sinh hoạt. Chúng ta dùng một vài phút để kể chuyện.
Trong lời mở đầu, chúng ta nói đến những nhân vật hay là những con vật đã được trẻ em trình bày và diễn xuất trong các trò chơi của mình. Một cách đặc biệt, chúng ta gợi lại những xúc động ( để tạo nên những căng thẳng, chờ đợi…cho tới buổi sinh hoạt tiếp theo ).
Trẻ em ngồi xuống trên nền nhà thuộc không gian trình diễn.
Chúng ta kêu mời trẻ em tham dự vào câu chuyện. Có khi chúng ta kể ra một câu chuyện mới. Nhưng thông thường, trẻ em muốn nhắc lại những câu chuyện đã được kể ra trước đây. Lợi dụng cơ hội, chúng ta nhờ trẻ em nhắc lại hay là tiếp tục câu chuyện. Chúng ta cố ý giữ thinh lặng, để cho trẻ em thêm vào những ý kiến, sáng tạo những sự kiện mới…Hay là chúng ta gợi ý, bằng những tiếng chim kêu, gió thổi, côn trùng nỉ non… để cho trẻ em có thể tưởng tượng và hình dung, mà không cần làm những cử động bên ngoài bằng chân tay.
Khi trẻ em có khả năng ngồi im và lắng nghe, theo dõi… đó là những dấu hiệu cho chúng ta thấy được trẻ em đang ở vào cấp độ phát triển nào. Khi trẻ em đứng ngồi không yên, muốn đứng lên đóng vai trò nầy, làm những cử điệu đe dọa người khác…chúng ta cần hiểu rằng : ở vào cấp độ phát triển hiện tại, em ấy chưa thể ngồi im và chỉ lắng nghe mà thôi. Chúng nó còn cần thao tác, vận động…diễn tả bằng toàn bộ thân xác của mình.
Hiểu được những thực tại tâm lý của trẻ em như vậy, chúng ta sẽ biết tìm cách thích ứng, để giúp đỡ từng mỗi em, tùy theo nhu cầu và mức độ hiện tại của em ấy.
Đối với em nầy, chúng ta chỉ cần ngồi sát bên cạnh, để tạo an toàn.
Đối với những trẻ em còn nhỏ, chúng ta cần thay đổi đề tài, nói đến tình cảnh chia ly và gặp lại, đoàn tụ.
Với những trẻ em lớn hơn, chúng ta kể ra những câu chuyện về cá sấu, bà phù thủy…
Chú công an lo trật tự trên đường phố, ông bác sĩ được mời đến chữa bệnh, cô y tá băng bó một người bị thương…đó là những đề tài rất gần với thực tế của trẻ em…
4.3.2 Thời gian sinh hoạt thứ ba : Hình Dung và Tạo Hình
Tại không gian Hình Dung, sau sinh hoạt kể chuyện, chúng tôi đề nghị cho trẻ em một loại sinh hoạt thứ ba là tạo hình, bao gồm những hoạt động « Tạo Khoảng Cách », như hội họa, tạo hình với chất liệu đất sét, và kiến dựng những hình thể, với những tấm hình bằng gỗ.
Trong loại sinh hoạt nầy, trẻ em không còn vận dụng toàn diện xác thân của mình, với những dụng cụ thuộc cỡ lớn. Thay vào đó, trẻ em đầu tư và phóng ngoại mình với một dụng cụ cỡ nhỏ. Chúng nó có thể sản xuất, một cách tự do và phóng khoáng.
Những sinh hoạt thuộc loại thứ ba nầy cho phép trẻ em « tạo khoảng cách », đối với tất cả những gì mình đã sống. Nhờ đó, trẻ em sẽ dần dần có khả năng hình dung, tưởng tượng, tạo hình ảnh về thân xác của mình.
Buổi sinh hoạt kết thúc, bằng động tác vận dụng ngôn ngữ, để phát biểu, phản ảnh. Động tác phát biểu nầy tạo điều kiện thuận lợi, để trẻ em có thể đi vào lãnh vực tư duy và nội tâm. Chúng tôi kêu mời trẻ em nói về những gì mình đã thực hiện với những dụng cụ có mặt trong phòng sinh hoạt. Chúng tôi cũng khuyến khích trẻ em kể lại những gì đã thực sự xảy ra trong toàn buổi sinh hoạt Tâm Vận Động. Từ buổi nầy qua buổi khác, trẻ em sẽ khám phá ra thế nào là « giả vờ, giả bộ ». Trẻ em sẽ có khả năng phân biệt được thế nào là thực tại, thực tế của sư vật, thế nào là mơ tưởng chỉ có mặt trong nội tâm mà thôi.
Chính vì vậy, chúng ta hãy lắng nghe một vài câu trả lời của trẻ em :
- Những trẻ em có trình độ 4-5 tuổi : « Trong lúc chơi, tôi đã lấy một tấm vải để làm áo choàng. Tôi đã dùng một ống dài bằng mút, để làm kiếm… ».
- Những trẻ em nhỏ hơn : « Tôi đã chơi với những con cá sấu ».
Trước khi giả từ ra về, cùng với trẻ em, chúng ta nắm tay nhau hát lên một bài hát quen thuộc. Có thể đó là bài hát nhắc lại những gì trẻ em đã kinh qua và cảm nghiệm. Đây là lúc trẻ em quây quần với nhau lần cuối, trước khi ra về, hát với nhau, chia sẻ cho nhau những niềm vui trong cuộc đời.